Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến tách một số Sản phẩm máu và sự dụng cho điều trị tại Hải Dương

Thứ tư - 27/01/2016 21:15 398 0
Người bệnh sử dụng chế phẩm được hưởng lợi ích tăng lên đáng kể về lượng huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu, lượng protein và một số chỉ huyết động học: Huyết áp tâm thu, tần số mạch, nhiệt độ cơ thể… đồng thời giảm được các tác động không mong muốn: Sốt, rét, mẩn ngứa… (với tần số thấp, mức độ nhẹ, không phải dừng sử dụng…)
GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần III-2011)
Nam nói chung và ở Hải Dương nói riêng vẫn theo kỹ thuật truyền thống là truyền máu toàn phần lưu trữ. Kỹ thuật này có nhiều bất cập:
- Người bệnh phải nhận cả những thành phần máu mà họ không cần.
- Tác hại không mong muốn của máu toàn phần lưu trữ: Gây ra các phản ứng cho người nhận máu như: Dị ứng. sốt, rét run, thậm trí gây ra sốc do truyền máu, gây tổn thương màng của hồng cầu, làm cho hồng cầu bị giảm hoặc mất hiệu lực vận chuyển oxy và carbonic trong cơ thể đồng thời còn làm giảm đời sống của hồng cầu. Đồng thời cũng trở thành “đồng phạm” của việc lây truyền các bệnh này cho người nhận máu.
- Gây lãng phí về nguồn máu và hạn chế hiệu quả điều trị: Mỗi đơn vị máu toàn phần chỉ sử dụng được cho một người bệnh, trong khi nhiều người bệnh cần phải có máu hoặc chế phẩm máu đẻ bù đắp. Vì vậy việc sử dụng máu toàn phần đã gây ra sự lãng phí lớn, vừa không đạt hiệu quả điều trị mong muốn, vừa không đáp ứng được về số lượng cho đông người bệnh có nhu cầu điều trị.
Trước tình hình đó tác giả đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để tách một số sản phẩm máu và sử dụng cho điều trị.
II - Mô tả  công trình
1. Tính mới:
- Từ một đơn vị máu toàn phần tách phần 4 thành phần chủ yếu (chế phẩm máu) gồm: Khối hồng cầu, Khối tiểu cầu, Huyết tương tươi, Yếu tố VIII theo tiêu chuẩn Châu Âu được chuẩn hóa tại Việt
Nam. Đây là tỉnh đầu tiên trong toàn quốc thực hiện triển khai chương trình sản xuất chế phẩm máu theo tiêu chuẩn châu Âu do Viện Huyết học – Truyền máu trung ương chuẩn hóa (Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS – TSKH Đỗ Trung Phấn, nguyên Viện trưởng viện Huyết học – Truyền máu trung ương).
- Lần đầu tiên có được chế phẩm máu để sử dụng cho người bệnh theo nguyên tắc truyền máu hiện đại “người bệnh cần gì được truyền nấy” tại Hải Dương.
2. Hiệu quả về kinh tế - xã hội
a) Hiệu quả về kinh tế: Giảm đáng kể khoản chi cho người bệnh thông qua việc sử dụng chế phẩm máu. Theo mức phí quy định hiện nay:
+ 01 đơn vị máu toàn phần (thể tích 250 ml) thu: 415.000 đồng
+ 01 đơn vị Khối tiểu cầu thu: 445.000đồng
+ 01 đơn vị Tủa Yếu tố VIII thu: 465.000đồng
+ 01 đơn vị Huyết tương tươi thu: 275.000đồng
Giả sử người bệnh cần truyền 01 đơn vị Tiểu cầu (thể tích 150ml, với lượng tiểu cầu là ≥ 130 G/đơn vị). Nếu không tách được chế phẩm máu thì phải cần tới 04 đơn vị máu toàn phần (thể tích 250ml có số lượng tiểu cầu > 150G/l ≈ 30G/đơn vị) mới đạt được lượng tiểu cầu cần thiết. Như vậy người bệnh sẽ phải trả số tiền:
Máu toàn phần: 04 x 415.000đ = 1.660.000đ (1)
Trong khi đó giá 01 đơn vị tiểu cầu (150ml)là: 445.000đ. Với hiệu suất về số lượng tiểu cầu tách được (tạm tính) là 70% thì giá tiền một đơn vị tiểu cầu có hiệu suất về số lượng tiểu cầu 100% (coi như tách được hết lượng tiểu cầu ở trong 01 đơn vị máu toàn phần)là: (445.000 x100) : 70 = 636.000đ (2). Lấy (1) – (2), ta có số dư là : 1.024.000đ. Đây chính là lợi ích kinh tế mà người bệnh được hưởng nếu được sử dụng chế phẩm máu (do giảm chi phí). Các chế phẩm máu khác tương tự cũng tính được lợi ích về phía người bệnh: 01 đơn vị Huyết tương tươi giảm chi phí được 437.000đ; 01 đơn vị tủa yếu tố VIII giảm được 2.655.700đ.
Tổng số đơn vị chế phẩm máu tính từ năm 2007 đếm năm 2010 trên toàn tỉnh Hải Dương đã sử dụng:
- 4296 đơn vị huyết học (nếu chưa sử dụng hệ thống tách máu thì phải dùng 8592 đơn vị máu toàn phần) giảm chi phí cho người bệnh mỗi năm là : 469.338.000đ.
- 106 đơn vị tiểu cầu (nếu chưa sử dụng hệ thống tách máu thì phải sử dụng 424 đơn vị máu toàn phần). Giảm chi phí cho người bệnh mỗi năm là : 16.584.000đ.
- 238 đơn vị tủa yếu tố VIII (phải cần đến 1904 đơn vị máu toàn phần). Giảm chi phí cho người bệnh trung bình mỗi năm là: 158.014.150đ.
Tổng mức giảm chi phí cho người bệnh mỗi năm là: 644.206.150đ.
b) Hiệu quả về xã hội:
Người bệnh sử dụng chế phẩm được hưởng lợi ích tăng lên đáng kể về lượng huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu, lượng protein và một số chỉ huyết động học: Huyết áp tâm thu, tần số mạch, nhiệt độ cơ thể… đồng thời giảm được các tác động không mong muốn: Sốt, rét, mẩn ngứa… (với tần số thấp, mức độ nhẹ, không phải dừng sử dụng…)
Mọi người bệnh không phân biệt đối tượng, địa giới, đều đượng hưởng thành quả khoa học như nhau với cùng một chất lượng chế phẩm máu ngay tại quê hương mình, không phải lên tuyến trung ương như trước đây, giảm được thời gian chờ đợi và tốn kém, vất vả do đi lại và còn nhận được sự thuận tiện mỗi khi được điều trị bằng chế phẩm máu.
3. Khả năng áp dụng
- Từ kết quả thực hiện thí điểm cho một số người bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, đến nay đã triển khai thực hiện có hiệu quả ở 16 cơ sở bệnh viện trên toàn tỉnh (có xác nhận kèm theo).
- Hiện tại vẫn đang được duy trì và phát triển mở rộng quy mô áp dụng thực hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Công trình này có thể áp dụng cho các Bệnh viện tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc để cung cấp máu từng phần cho bệnh viện tuyến cơ sở. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đang nghiên cứu tài liệu công trình của chúng tôi để áp dụng triển khai. Ngoài ra các tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh từ năm 2008 và Bệnh viện 87 Tổng cục hậu cần Quân đội từ năm 2010 đã tham khảo tài liệu của chúng tôi để triển khai tách các chế phẩm máu sử dụng cho người bệnh.
III - Thành tích của công trình: Biên bản họp hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu kết quả công trình khoa học công nghệ ngày 18/3/1008, đánh giá: Xuất sắc.

 

-

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây