Phát hiện và bảo tồn Đảo Cò

Thứ năm - 28/01/2016 09:13 426 0
Ông Nguyễn Văn Khang nguyên Chủ nhiệm khoa Sinh Hóa Trường CĐSP Hải Dương, phó chủ tịch Hội Giáo dục Môi trường Việt Nam là người có công phát hiện, đề xuất, xây dựng dự án xin Quỹ môi trường toàn cầu đầu tư để tôn tạo  đảo Cò Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần III-2011)

- Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Khang
1. Khái quát về việc phát hiện ra đảo cò
Ông Nguyễn Văn Khang nguyên Chủ nhiệm khoa Sinh Hóa Trường CĐSP Hải Dương, phó chủ tịch Hội Giáo dục Môi trường Việt Nam là người có công phát hiện, đề xuất, xây dựng dự án xin Quỹ môi trường toàn cầu đầu tư để tôn tạo  đảo Cò Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
Đầu tháng 9 năm 1994, qua điều tra từ một số sinh viên và sau một buổi chiều đi điền dã, chứng kiến một số cò, vạc đang đậu trên cây ở đó, ông đã xác định đây là một điểm “đa dạng sinh học” rất quý, liền đề nghị tổ chức ngay một cuộc họp khẩn với các cán bộ xã. Tại cuộc họp, ông đã đánh giá đây là một tài nguyên rất quý hiếm, kiến nghị đình chỉ chặt cây trên đảo để có chỗ cho cò đậu. Sau đó ông đã viết một số bài báo đăng trên báo Hải Hưng gây chú ý dư luận đến đảo Cò. Chính ông là người viết ý tưởng dự án xin Quỹ môi trường toàn cầu đầu tư để tôn tạo đảo Cò. Khi dự án thực hiện, ông tham gia ban điều hành về chuyên môn và trực tiếp chủ biên biên soạn 3 bộ sách đã được duyệt in và phát cho các trường trong tỉnh. Ngoài ra ông còn đề xuất xây Trung tâm giáo dục môi trường ở ven hồ với các trang thiết bị phù hợp để giáo dục về môi trường, theo dõi, quan sát chim và động vật khác cho học sinh và cộng đồng. Xây dựng sơ đồ, nội dung thực hiện 2 Vườn đa dạng sinh học trong nhà trường cho trường tiểu học và THCS. Trực tiếp biên soạn nội dung và hình ảnh cho tờ rơi giới thiệu về Đảo Cò Chi Lăng
Nam. Ông Khang còn là một trong hai người xây dựng ý tưởng cho giai đoạn II gồm: mở rộng đảo cò, chống sạt lở đảo, trồng thêm tre, xây dựng một vườn bảo tồn các loại thuộc họ tre…
2. Tính mới.
Phát hiện ra đảo Cò Chi Lăng Nam; kiến nghị với địa địa phương bảo vệ; viết báo tạo chú ý dư luận đến đảo Cò;  đề xuất, xây dựng dự án xin Quỹ môi trường toàn cầu đầu tư để tôn tạo  đảo Cò Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện.
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng kịp thời để khai thác cho bảo tồn, tôn tạo đảo Cò, phục vụ cho tham quan du lịch.
3. Hiệu quả kinh tế -  xã hội.
Quỹ môi trường toàn cầu đã đầu tư hai đợt, cùng với nguồn kinh phí của địa phương trong nhiều năm qua để tôn tạo đảo Cò Chi Lăng Nam trở thành một điểm du lịch sinh thái đầu tiên của Hải Dương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây