Sưu tầm, tuyển chọn, duy trì và phát triển giống cây ăn quả quý hiếm

Thứ năm - 28/01/2016 09:08 512 0
Hiện nay Hải Dương có diện tích cây ăn quả trên 21.000 ha, trong đó vải và nhãn chiếm trên 15.494 ha (Vải 13.522 ha, Nhãn là 1.972 ha), giống vải  trồng chủ yếu hiện nay là giống vải thiều Thanh Hà có chất lượng ngon được thị trường ưa chuộng. Vải thiều của cả tỉnh Hải Dương nói riêng, của cả nước nói chung đang gặp phải khó khăn là thu hoạch quá tập trung với một thời gian ngắn trong khoảng 1 tháng sức tiêu thụ trong Tỉnh cũng như trong nước có hạn.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần III-2011)

- Chủ nhiệm: KS. Trịnh Huy Đang
- Các cộng sự: Lê Đình Sơn; Nguyễn Đức Thuận
- Đơn vị: Công ty TNHH MTV giống cây trồng Hải Dương.
- Ngày tạo ra công trình: năm 2008
I - ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay Hải Dương có diện tích cây ăn quả trên 21.000 ha, trong đó vải và nhãn chiếm trên 15.494 ha (Vải 13.522 ha, Nhãn là 1.972 ha), giống vải  trồng chủ yếu hiện nay là giống vải thiều Thanh Hà có chất lượng ngon được thị trường ưa chuộng. Vải thiều của cả tỉnh Hải Dương nói riêng, của cả nước nói chung đang gặp phải khó khăn là thu hoạch quá tập trung với một thời gian ngắn trong khoảng 1 tháng sức tiêu thụ trong Tỉnh cũng như trong nước có hạn. Trong khi khâu bảo quản, chế biến, xuất khẩu còn yếu nên gây tình trạng rớt giá, hiệu quả sản xuất rất thấp thậm chí thu không đủ chi, dẫn đến "Khủng hoảng thừa" vải thiều ở qui mô lớn. Tình trạng đó đã dẫn đến nhiều người đã phá vải thiều để chuyển sang trồng cây trồng khác nên diện tích vải thiều của tỉnh đã giảm đi khoảng 800 ha và khả năng tới số người phá vải thiều đi để trồng cây khác sẽ còn nhiều hơn. Để không phải phá vải thiều đi mà lại được thu hoạch sớm, có hiệu quả kinh tế cao hơn tỏc giả đã nghiên cứu triển khai công trình: "Sưu tầm, tuyển chọn, duy trì và phát triển giống cây ăn quả quý hiếm và ứng dụng công nghệ ghép chồi để cải tạo và nhân giống cây ăn quả nhằm rải vụ thu hoạch và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn.
II - Phương pháp thực hiờn:
 Điều tra thu thập, tuyển chọn giống cây ăn quả quí hiếm, có chất lượng và xây dựng vườn cây ăn quả đầu dòng: Đã sưu tầm và tuyển chọn được 725 cây ăn quả quí, hiếm ở trong tỉnh Hải Dương, ở thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Quảng Ninh và 2 tỉnh Tứ Xuyên, Quảng
III - Áp dụng phương pháp ghép để nhân giống cây ăn quả và cải tạo vườn vải thiều bằng các giống cây quí, có chất lượng và cây trồng xen
1. Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép
Năm 2007, 2008 đề tài đã tiến hành ghép 12.300 cây, giống nhãn lấy mắt ghép để nhân giống gồm nhãn Hương Chi, nhãn Lồng, nhãn muộn lấy tại Hưng Yên, nhãn muộn Hà Tây; Qua 7 thời vụ ghép của 2 năm đề tài đã tìm ra được 3 thời vụ ghép tốt nhất đó là: thời vụ 1 từ 15-18/7, tỷ lệ sống đạt 92-94%; thời vụ 2: từ 10-13/3, tỷ lệ sống đạt 84-86%; thời vụ 3: từ 4-8/9, tỷ lệ sống đạt 78-83%
2. Ghép cải tạo vườn vải thiều thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và cây trồng xen
Đề tài đã tiến hành các bước ghép cải tạo vườn vải thiều và nhãn thường bằng giống vải chín sớm Hùng Long ở thị xã Uông Bí, Quảng Ninh, nhãn Hương Chi tỉnh Hưng Yên để làm mắt ghép (chi tiết trong bảng 6, bảng 7 trong báo cáo chính).
3. Trồng xem cây ăn quả quí, có chất lượng trong vườn vải, nhãn ghép cải tạo
Đề tài đã trồng xen và thay thế 400 cây quýt Sa Đường bằng 300 cây bưởi Diễn; 100% cây giống trồng đều sống hiện nay cây sinh trưởng và phát triển tốt đã có hoa và quả.
IV - Ý nghĩa khoa học và hiệu quả kinh tế, xã hội :
1. Ý nghĩa khoa học: đã làm chủ được công nghệ ghép chồi để cải tạo 2,47 ha vải thiều thành vải chín sớm Hùng Long; 0,3 ha nhãn thường thành nhãn Hương Chi, nhãn muộn Hà Tây và 0,03 ha giống nhãn trên gốc vải, nhân giống cây ăn quả nhằm rải vụ thu hoạch và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn.
2. Hiệu quả kinh tế:   
- Lãi từ ghép cây 2 năm:10.000 cây x lãi 5.000 đ/cây      = 50.000.000 đ
- Lãi từ ghép vải chín sớm:
180 cây x 40 kg quả/cây x giá tăng 5.000 đ/kg                = 36.000.000 đ
Tổng lãi 2 năm do đầu tư của dự án là:                            = 86.000.000 đồng
Qua việc thực hiện đề tài đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao để chuyên sản xuất các giống cây ăn quả, đảm bảo chất lượng giống và có thương hiệu rõ ràng.
- Năm 2010 được sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận cho vườn cây ăn quả đầu dòng tại Xí nghiệp cây ăn quả Cầu Xe. Đến nay sau 2 năm đã ghép cải tạo vườn vải thiều thành vải chín sớm được 2.700 ha; nhân giống 30.000 cây ăn quả để phục vụ bà con nông dân tập trung tại 4 huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Chí Linh, Bình Giang...; duy trì được vườn cây ăn quả quí, có chất lượng của 23 loài cây góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh nhà.
3. Hiệu quả xã hội:
- Đưa một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Nhãn lồng muộn, nhãn Hương Chi, vải chín sớm và quýt Sa đường để nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề trồng cây ăn quả lên trên 100 triệu đồng một năm.
- Tham gia ghép cải tạo từ 15 - 25% diện tích vải thiều của tỉnh Hải Dương sang giống vải chín sớm để cho hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả thực hiện đề tài không những mang lại hiệu quả trước mắt mà còn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lâu dài, là mô hình để nhân ra diện rộng, nó tạo điều kiện cho việc tuyển chọn và lưu giữ được các nguồn gien của các cây ăn quả quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng, duy trì và nhân giống cung cấp cho sản xuất sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây ăn quả trên một đơn vị diện tích. (Đặc biệt là đối với cây vải và cây nhãn đã tạo ra được vải chín sớm, nhãn chín muộn nhằm rải vụ thu hoạch và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với vải và nhãn truyền thống cho thu hoạch tập trung giá bán thường thấp).
V - Khả năng áp dụng:
Công trình sau khi nghiệm thu năm 2009 đến nay Xí nghiệp giống cây ăn quả, cây dược liệu Cầu Xe đã duy trì vườn cây đầu dòng số lượng 725 cây. Các cây đều sinh trưởng và phát triển tốt và nhân giống được 64.300 cây; số lượng cây giống trên được chuyển xuống cơ sở 7 huyện trong tỉnh: Kim Thành, Thanh Hà, Nam Sách, Tứ Kỳ, Ninh Giang. (có báo cáo đánh giá kết quả của Xí nghiệp kèm theo). Năm 2011 sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận vườn cây ăn quả đầu dòng cho Xí nghiệp giống cây ăn quả, cây dược liệu Cầu Xe để đơn vị làm tốt chức năng duy trì, phát triển vườn đầu dòng cây ăn quả để làm nguồn vật liệu nhân giống các cây ăn quả quí có chất lượng cung cấp cho sản xuất đại trà.
V - Thành tích của công trình: Được Hội đồng khoa học cấp tỉnh đánh giá Xuất sắc.




 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây