Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa, giai đoạn 2003-2008

Thứ năm - 28/01/2016 08:56 474 0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Tỉnh uỷ Hải Dương đã có chương trình thực hiện Nghị quyết trên với mục tiêu tổng quát là: "Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh với cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng phát triển, hiện đại".
GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần III-2011)

- Chủ nhiệm: Lương Đức Trụ
- Các cộng sự: Nguyễn Anh Quốc; Phạm Văn Mạnh
- Đơn vị: Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Tỉnh uỷ Hải Dương đã có chương trình thực hiện Nghị quyết trên với mục tiêu tổng quát là: "Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến. Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh với cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng phát triển, hiện đại".
Từ năm 2003-2008, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hải Dương được Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam giao cho chủ trì đề tài: “Xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá giai đoạn 2003-2008”, triển khai tại tỉnh Hải Dương.
* Mục tiêu:  Áp dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp về trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và bảo vệ môi trường nhằm xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho các hộ nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo.
2. Phạm vi ứng dụng đề tài:
- Triển khai tại xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương từ 2003-2007.
- Triển khai tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương từ 2005-2008.
3. Hiệu quả của đề tài.
3.1. Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho người dân.
Trong thời gian từ năm 2003-2008, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hải Dương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, các đợt tham quan, hội nghị, hội thảo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các nội dung cụ thể nhằm nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho người dân, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm của nông dân và nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống. Đã có hàng nghìn lượt nông dân tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo, hội nghị và thăm quan học tập ở các cơ sở nghiên cứu và các địa phương có mô hình đạt hiệu quả cao.
3.2. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất.
3.2.1. Kết quả tại xã Kỳ Sơn, huyện Tứ Kỳ.
Qua quá trình triển khai đề tài đã xây dựng được những cánh đồng thu nhập trên 100 tr.đ/ha/năm, có những cánh đồng đạt 150-180 tr.đ/ha/năm nhờ tăng vụ, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao và phát triển chăn nuôi thuỷ sản, đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung bao gồm:
* Diện tích cao và vàn cao trồng chuyên màu có 15 ha, cho thu nhập đạt từ 130-180 tr.đ/ha/năm với các công thức luân canh như sau:
- Công thức 1: Dưa hấu xuân + Dưa hấu hè thu + Dưa hấu đông sớm + Bắp cải hoặc hoa lơ: có mức thu nhập bình quân đạt 180 tr.đ/ha/năm;
- Công thức 2: Dưa hấu xuân + Rau cải cuộn + Dưa hấu đông sớm + rau vụ đông muộn: có thu nhập bình quân đạt 150 tr.đ/ha/năm;
- Công thức 3: Dưa xuân + Lúa mùa sớm + Dưa hấu đông sớm + rau vụ đông muộn: có thu nhập bình quân đạt 130 tr.đ/ha/năm.
 * Diện tích chuyên cấy lúa nước chỉ cấy hai vụ lúa nay xuất hiện mô hình thâm canh 2 vụ lúa chất lượng cao + 1 cây rau màu như sau: Lúa xuân + lúa mùa sớm + cây rau màu vụ đông, đạt thu nhập bình quân 50 tr.đ/ha/năm.
* Diện tích chuyển đổi thành vùng ao nuôi trồng thuỷ sản toàn xã có 60 ha, đạt thu nhập bình quân 150 tr.đ/ha. Thả các giống cá Rôfi đơn tính kết hợp với các loại các truyền thống như: Mè, Trôi, Trắm, Chép; Ba ba; ếch...; đạt giá trị thu nhập 5-6 tr.đ/sào (tức đạt 140-168 tr.đ/ha/năm). Lãi suất trừ chi phí đầu tư tính trung bình 50%, đạt 70-80 tr.đ/ha/năm.
3.2.2. Kết quả tại xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn.
Sau 3 năm triển khai đề tài bước đầu đã xây dựng được mô hình có hiệu quả kinh tế cao đó là mô hình nuôi ếch Thái Lan trong điều kiện bán tự nhiên (quây một phần ao liền một phần vườn kết hợp bên trên là giàn sắn dây). Mô hình nuôi ếch bán tự nhiên kết hợp với trồng sắn dây đạt hiệu quả cao và được nhân dân hoan nghênh, phù hợp với điều kiện địa phương.
- Trồng sắn dây: Một sào đất canh tác có thể trồng 15-20 khóm, mỗi khóm có thể cho từ 50-60 kg củ, trung bình mỗi ha sắn dây cho năng suất 20 tấn củ, với giá thị trường hiện tại cho thu trên dưới 70 tr.đ.
- Nuôi ếch: Với số lượng 1000 con, nuôi kết hợp với trồng sắn dây, kết quả sau 95-100 ngày đạt trọng lượng là 250g/con, tỷ lệ sống đạt 70%, năng suất thu được là 175kg, giá bán hiện tại là 40.000 đ/kg, giá trị thu được 7 tr.đ. Lãi suất trừ chi phí đầu tư tính trung bình được 50%, đạt 3,5 tr.đ.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây