Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản

Thứ năm - 28/01/2016 09:00 401 0
xã vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế một cách bền vững, tạo tiền đề để giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng ở nông thôn. Bên cạnh việc giúp hộ nghèo cần phải có các hộ ở mức kinh tế trung bình và khá giàu tham gia vừa giúp hộ nghèo cùng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đồng thời là động lực, là hạt nhân để lôi kéo các hộ nghèo thông qua việc hướng dẫn cách làm và bước đầu tham gia vào sản xuất hàng hóa.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần III-2011)

- Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Tịnh
- Đơn vị: Sở NN&PTNT tỉnh
1. Ngày tạo ra giải pháp: 15/1/2003
2. Tính mới
Xây dựng một mô hình thông qua việc Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới cho số hộ nghèo ở những xã vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế một cách bền vững, tạo tiền đề để giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng ở nông thôn. Bên cạnh việc giúp hộ nghèo cần phải có các hộ ở mức kinh tế trung bình và khá giàu tham gia vừa giúp hộ nghèo cùng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đồng thời là động lực, là hạt nhân để lôi kéo các hộ nghèo thông qua việc hướng dẫn cách làm và bước đầu tham gia vào sản xuất hàng hóa. Qua khảo sát thực tế ở cơ sở với tư cách là người trong tổ chức Hội nông dân, bản thân tác giả thường đặt ra câu hỏi làm cách nào để giúp cho hộ nghèo thoát được nghèo vươn lên khá giả. Câu trả lời đó là: Muốn giúp cho họ giảm nghèo một cách vững chắc chỉ có con đường vận động nông dân hưởng ứng tiếp thu đồng bộ các giải pháp tổ chức sản xuất gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Một hộ nghèo có thể cùng một lúc triển khai thực hiện cả việc đưa giống mới là cây trồng, vật nuôi với các quy mô thích hợp. Từ những suy nghĩ đó, tác giả nhận thấy xã Ngô Quyền - huyện Thanh Miện, xã Thạch Lỗi - Cẩm Giàng vừa là xã nghèo lại nằm ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh nếu thực hiện các giải pháp trên sẽ giúp được nhiều hộ thoát nghèo, kinh tế địa phương sẽ phát triển. Do đó, sau khi thảo luận với lãnh đạo Đảng, Chính quyền, đoàn thể địa phương, trong hai năm 2003-2004 tác giả đã cùng với các cộng sự thực hiện giải pháp “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản vào xã nghèo vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.
3. Khả năng áp dụng
Sau khi điều tra tình hình kinh tế - xã hội địa phương và 28% số hộ của 2 xã (bằng 800 hộ), riêng hộ nghèo được điều tra 100% số hộ (400 hộ). tác giả đề ra mục tiêu và giải pháp giúp hộ nghèo phát triển kinh tế như sau:
3.1. Xây dựng được mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản vào xã nghèo, vùng sâu vùng xa của tỉnh. Trên cơ sở chọn mỗi xã trên 200-250 hộ tham gia dự án (để có đối chứng và so sánh nhằm tìm ra giải pháp tối ưu chúng tôi đưa ra tỷ lệ số hộ tham gia dự án trong đó hộ nghèo = 50%, hộ trung bình = 30%, hộ khá giàu = 20%). Để khi kết thúc dự án giảm ít nhất 20% hộ nghèo, hộ trung bình tăng thêm được 30%, hộ khá giàu tăng được hơn 20% trong số hộ nông dân 2 xã tham gia dự án.
3.2. Góp phần nâng cao hiểu biết cho nông dân nói chung và hộ nghèo nói riêng về kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp, áp dụng và triển khai các thành tựu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào đời sống sản xuất. hàng hóa nông sản do nông dân sản xuất ra tính cạnh tranh trên thị trường. Thu hút và giải quyết lao động tại chỗ từ 200-300 người, có thu nhập bình quân 200-250 ngàn đồng/tháng.
3.3. Làm điểm trình diễn về ứng dụng TBKT trong sản xuất nông nghiệp vào xã nghèo, khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa góp phần giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở nông thôn.
* Để thực hiện được mục tiêu trên tác giả dự kiến một số công thức bố trí cho nông dân thực hiện: mỗi hộ phải thực hiện 1 trong 5 công thức sản xuất sau đây:
  - 2 vụ lúa + vụ đông + nuôi ngan Pháp (hoặc vịt siêu thịt)
  - 2 vụ lúa + vụ đông + nuôi gà Lương Phượng
  - 2 vụ lúa + vụ đông + nuôi cá thịt
  - 2 vụ lúa + nuôi gia cầm + nuôi cá thịt
  - 2 vụ lúa + nuôi gia cầm + chăn nuôi khác
* Thành lập Ban chỉ đạo dự án cấp xã cùng với Ban chủ nhiệm dự án tỉnh chỉ đạo công tác tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản tới từng thôn, xóm. Tổ chức nhập các giống mới: lúa Thiên hương, Bắc thơm số 7; ngô lai MX2; khoai tây Đức; đậu tương DT 96 – 02; ngan Pháp R51, gà Lương Phượng, ngan lai vịt, vịt siêu thịt CV Super M, lợn đực giống Yorkshire, bò đực lai Sind ¾ máu ngoại. cá rô phi đơn tính, cá chép lai 3 máu… đưa vào cho nông dân trồng trọt và chăn nuôi.
* Hỗ trợ kinh phí cho nông dân tham gia dự án: trợ giá giống cây, con, tiến bộ kỹ thuật lần đầu vào sản xuất ở địa phương theo chính sách khuyến khích tiếp thu tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp. Đầu tư thu hồi 130 triệu đồng để nông dân nghèo có tiền mua giống ban đầu.
4. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Qua 2 năm thực hiện giải pháp (2003-2004) tại xã Ngô Quyền - Thanh Miện và Thạch Lỗi – Cẩm Giàng kết quả tóm tắt như sau:
4.1. Đã xây dựng được mô hình giúp nông dân nghèo, trung bình, khá phát triển kinh tế:
- Tổng số hộ tham gia dự án là 624 hộ
- Đưa vào gieo cấy 187,07 ha lúa Thiên hương và Bắc thơm số 7, đạt 129% so với kế hoạch; trồng được 45 ha ngô lai MX2 bằng 100% kế hoạch; trồng 5 ha đậu tượng DT96 – 02; đã đưa vào nuôi 12.957 con gà Lương Phượng bằng 158% kế hoạch; ngan Pháp R 51 thương phẩm 7.684 con bằng 128% kế hoạch; ngan lai vịt 1.500 con bằng 100% kế hoạch; vịt siêu thịt 3.850 con bằng 111.7% kế hoạch; cá rô phi đơn tính, chép lai 3 máu nuôi 45 ha bằng 100% kế hoạch.
4.2. Đã xây dựng được mô hình giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở nông thôn thông qua việc xây dựng và hướng các hộ tham gia dự án thực hiện công thức bố trí sản xuất đã nêu ở trên.
* Kết quả năm 2003:
- Xã Ngô Quyền - Thanh Miện có 34 hộ tham gia dự án có 16 hộ thoát nghèo;
- Xã  Thạch Lỗi - Cẩm Giàng: 9/22 hộ thoát nghèo.
* Kết quả năm 2004:
- Xã Ngô Quyền có 31/100 hộ thoát nghèo;
- Xã Thạch Lỗi có 17/65 hộ thoát nghèo.
Các giải pháp đã đưa ra việc bố trí công thức giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu là:
- 2 vụ lúa + vụ đông + chăn nuôi gia cầm
- 2 vụ lúa + vụ đông + nuôi cá thịt + chăn nuôi gia cầm + chăn nuôi khác
- 2 vụ lúa + vụ đông + nuôi gia cầm + nuôi cá thịt
4.3. Thông qua việc thực hiện giải pháp trên giá trị thu nhập của dự án đem lại cho nông dân bằng 3.367,7 triệu đồng góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Đặc biệt dự án đã mở ra một hướng mới đưa lúa chất lượng cao lần đầu tiên vào 2 xã dự án bằng 187,07 ha tạo ra 250 tấn thóc hàng hóa/năm. Số hộ chăn nuôi gia cầm năm 2003 là 138 hộ, sang năm 2004 là 243 hộ. Năng suất cá  thịt cao hơn trước khi thực hiện dự án 7-10 tấn/ha.
Về hiệu quả xã hội: Công trình đã góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ khá giàu ở địa phương.
* Giảm nghèo: xã Ngô Quyền - Thanh Miện giảm hộ nghèo 13% (năm 2002) xuống còn 6% (năm 2004); xã Thạch Lỗi - Cẩm Giàng giảm hộ nghèo từ 16% (năm 2002) xuống còn 6,4% (năm 2004). Giảm được 73 hộ nghèo trở thành hộ trung bình trong đó Ngô Quyền 47 hộ, Thạch Lỗi 26 hộ.
* Hộ trung bình vươn lên thành khá giàu 24 hộ (Ngô Quyền 14 hộ, Thạch Lỗi 10 hộ),
* Tạo thêm việc làm mới cho 200-250 lao động tham gia nuôi cá, chăn nuôi gia cầm, trồng cây vụ đông thu nhập 200-250 nghìn đồng/ tháng.
* Qua 2 năm thực hiện dự án các kết quả đạt được trên đây đã góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở nông thôn. Sau khi dự án kết thúc các giải pháp mà dự án đưa ra tiếp tục được thực hiện ở 2 xã Ngô Quyền - Thanh Miện và Thạch Lỗi - Cẩm Giàng làm cho số hộ nghèo giảm rõ rệt. Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Thanh Miện đến hết năm 2006 (tức là sau 2 năm dự án kết thúc 2005-2006) có thêm được 39 hộ tiếp tục thoát nghèo. Đối với huyện Cẩm Giàng, phòng Nông nghiệp & PTNT cũng khẳng định số hộ thoát nghèo giai đoạn  2005-2006 là 31 hộ. Các giống cây con tiến bộ kỹ thuật do dự án chuyển giao xuống cho nông dân tiếp tục được duy trì không chỉ ở xã thực hiện dự án mà nhiều xã trong huyện đã vận dụng mô hình này vào phát triển kinh tế ở địa phương. Đối với huyện Thanh Miện tác động của dự án là ở chỗ diện tích lúa chất lượng cao (Thiên hương, Bắc thơm số 7…) tiếp tục được mở rộng đến nay toàn huyện đã có 1.050 ha bằng 15% diện tích. Các giống gia súc, gia cầm như bò lai Sind, lợn siêu nạc, ngan Pháp, gà Lương Phượng, cá rô phi đơn tính… tiếp tục được nông dân đưa vào chăn nuôi góp phần tăng trưởng cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi toàn huyện đạt 35,8% (năm 2006). Tương tự như vậy đối với huyện Cẩm Giàng tác động của dự án đã đưa tới diện tích lúa chất lượng cao toàn huyện là 1.500 ha bằng 30% diện tích. Giá trị ngành chăn nuôi liên tục tăng trưởng đến nay đã đạt 39% so với giá trị ngành nông nghiệp.
5. Thành tích của công trình: Giải Ba Hội thi STKT tỉnh Hải Dương lần VI (2008-2009)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây