Từ điển đường phố Hải Dương

Thứ năm - 28/01/2016 08:49 1.187 0

GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng KHCN Côn Sơn lần III)

- Chủ nhiệm: Đặng Việt Cường.

- Các cộng sự: Nguyễn Thị Cuối; Bùi Văn Đạt.

- Đơn vị: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Dương .

Cuốn sách Từ điển đường phố Hải Dương là một công trình nghiên cứu tổng hợp tư liệu, thống kê, kết hợp khảo sát điền dã; Là sự cụ thể hóa kết quả của công tác đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng của tỉnh; Là một trong các cơ sở để UBND tỉnh trong việc đặt, đổi tên đường phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương, công trình hoàn thành năm 2010.

1. Mục đích, ý nghĩa của công trình:

Công trình có ý nghĩa thiết thực trong việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, phục vụ cho công tác quản lý đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Cung cấp những thông tin và hướng dẫn công chúng hiểu biết về các đường, phố để thuận tiện hơn trong việc đi lại, sinh hoạt, giao lưu và phục vụ cho hoạt động du lịch. Không những thế sản phẩm có có ý nghĩa giáo dục truyền thống, bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước qua tên gọi của mảnh đất, địa danh nơi mình sinh sống.

Nội dung được trình bày trong sách và cách thức trình bày giống như một cuốn sổ tay văn hóa giúp cho bạn đọc không chỉ tìm hiểu về đường phố mà còn có thể tra cứu tìm hiểu nhiều vấn đề về lịch sử văn hóa, kinh tế xã hội liên quan nhanh nhất và chính xác nhất.

2. Nội dung và bố cục của công trình:

Công trình đã tập hợp tư liệu, mô tả một cách tổng quan về 320 đường, phố, công trình công cộng đã đặt tên tại các đô thị trên địa bàn 6 huyện, thành phố, thị xã bao gồm:

- Thành phố Hải Dương: 243 đường, phố, đại lộ, quảng trường, công trình công cộng;

- Huyện Bình Giang: 10 đường;

- Huyện Cẩm Giàng: 05 đường;

- Huyện Chí Linh: 30 đường, phố;

- Huyện Nam Sách: 13 đường;

- Huyện Ninh Giang: 19 đường, phố.

Các tên đường, phố được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Mỗi một đường, phố được khái quát như sau:

- vị trí: điểm đầu, điểm cuối.

- Chiều dài, chiều rộng.

- Thời điểm được đặt tên hoặc đổi tên.

- Xuất xứ, ý nghĩa tên gọi: thân thế, sự nghiệp các danh nhân được đặt tên đường, phố; lịch sử vùng đất, các địa chỉ đáng chú ý như các công sở, công trình kiến trúc, văn hóa, di tích lịch sử năm trên đường, phố mang tên; những đặc điểm kinh tế, xã hội đặc trưng.

Với trường hợp nhiều đô thị trong tỉnh cùng đặt một tên đường, phố giống nhau thì thứ tự ưu tiên sẽ là thành phố Hải Dương trước, rồi đến các huyện, thị xã còn lại và được xếp theo bảng chữ cái.

Công trình còn có bản đồ đường phố và ảnh minh họa một số đường, phố tiêu biểu của thành phố Hải Dương và các huyện, thị xã.

Phần phụ lục: Gồm tập hợp các quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đặt tên, đổi tên đường phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 1993 đến 2009; sơ đồ, ảnh tư liệu của thành phố Hải Dương và huyện Ninh Giang trong lịch sử

Phần mục lục tra cứu: Tên các đường, phố và công trình công cộng được sắp xếp theo bảng chữ cái a, b, c với các số trang tương ứng để người đọc tiện tra cứu.

3. Phạm vi ứng dụng của công trình:

Công trình đã được phát hành tới các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh; Các thành viên Hội đồng tư vấn tỉnh; UBND, phòng Văn hóa thông tin các huyện, thành phố, thị xã; Các đô thị trên địa bàn tỉnh; Các trường học ở thành phố Hải Dương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây