Công trình biên soạn sách giáo trình và Tài liệu tham khảo

Thứ ba - 19/07/2016 05:18 533 0
Có hàng chục cuốn giáo trình, tài liệu tham khảo do tác giả làm chủ biên hoặc đồng biên soạn đã được xuất bản, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.  Bên cạnh đó có rất nhiều bài báo đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng được tác giả in thành những tuyển tập.
GIẢI C
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần IV-2016)
Chủ nhiệm: TS. Phạm Trung Thanh
Địa chỉ: Số 10, ngõ 23, Lê Chân, Thành phố Hải Dương.
I. GIỚI THIỆU
- Các tác giả tham gia viết giáo trình phải được “Hội đồng chuyên môn” của Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn mời trong số các cán bộ giỏi chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy thuộc các trường cao đẳng và đại học trong cả nước.
- Có ký kết hợp đồng giữa tác giả với Dự án đào tạo giáo viên THCS.
- Tác giả phải tự nghiên cứu xây dựng Đề cương giáo trình, sau đó phải được bảo vệ lần 1 trước Hội đồng chuyên môn. Khi Đề cương giáo trình được Hội đồng nghiệm thu mới bắt tay vào biên soạn cụ thể.
- Khi biên soạn giáo trình xong phải bảo vệ lần 2 tại Hội đồng chuyên môn. Tác giả phải tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng để bổ sung, chỉnh sửa (nếu có).
- Cuối cùng Chủ tịch Hội đồng sẽ đọc và kiểm tra bản thảo lần cuối trước khi chuyển cho nhà sản xuất bản in phát hành.
 Quy trình biên soạn tài liệu nghiên cứu, tham khảo cũng có các bước như trên, nhưng chỉ do Hội đồng chuyên môn của nhà xuất bản đảm nhiệm chứ không phải Hội đồng chuyên môn của Bộ.
II. KẾT QUẢ CÔNG TRÌNH
Có hàng chục cuốn giáo trình, tài liệu tham khảo do tác giả làm chủ biên hoặc đồng biên soạn đã được xuất bản, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.  Bên cạnh đó có rất nhiều bài báo đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng được tác giả in thành những tuyển tập.
1. Các công trình biên soạn sách giáo trình và tài liệu tham khảo do tác giả viết riêng bao gồm 02 cuốn sách như sau:
- Phương pháp học tập, nghiên cứu của sinh viên cao đẳng – đại học, NXB giáo dục, năm 1999;
- Thực tập sư phạm (năm thứ II), NXB Đại học sư phạm, năm 2003.
2. Ngoài ra, tác giả là chủ biên và viết chung với các tác giả khác như:
Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, NXB khoa học và kỹ thuật, năm 2000; Giáo trình thực tập sư phạm năm thứ ba, NXB Đại học sư phạm, năm 2007; Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB Đại học sư phạm, năm 2008; Bài tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB Đại học sư phạm, năm 2008.
3. Đánh giá công trình
- Đây là công trình có giá trị, giúp ích cho sinh viên đại học, cao đẳng; đã được Hội đồng khoa học chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định; có tính ứng dụng cao.
- Cuốn “Phương pháp học tập nghiên cứu của sinh viên cao đẳng, đại học” giải quyết được 2 yêu cầu cơ bản: Một là, nâng cao hiệu quả quá trình tiếp thu, lĩnh hội hệ thống tri thức, khái niệm khoa học của các bộ môn. Hai là, nhanh chóng hình thành được hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
+ Phương pháp học tập – nghiên cứu vừa mang ý nghĩa lầ một công cụ, một phương tiện để tiến hành hoạt động đào tạo, vừa là bộ phận nằm trong chương trình đào tạo tay nghề cho sinh viên.
+ Phương pháp học tập, nghiên cứu vẫn được quán triệt cho sinh viên ngay từ những năm đầu bước vào trường cao đẳng, đại học.
- Cuốn “Thực tập sư phạm (năm thứ II)” là một học phần nằm trong chương trình đào tạo của trường CĐSP, thể hiện rõ tính chất rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho giáo sinh.
Cuốn giáo trình này không chỉ là tài liệu trực tiếp phục vụ việc học tập, nghiên cứu của giáo sinh năm thứ II các trường CĐSP mà còn là tư liệu bổ ích cho nhiều giáo sinh các trường sư phạm khác trong việc rèn luyện tay nghề.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây