Nghiên cứu ứng dụng và lựa chọn bộ giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện biến đổi khí hậu phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương

Chủ nhật - 18/06/2017 16:04 652 0
Công trình tiến hành khảo nghiệm và chọn lọc 02 giống lúa tẻ chất lượng năng suất cao chống chịu tốt thuộc cả hai dòng lúa chính India (gạo tẻ, hạt dài) và Japonica (gạo tẻ, hạt tròn) phục vụ trong nước và xuất khẩu.
GIẢI B
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần IV-2016)
Đồng chủ nhiệm: Vũ Thị Hà, Đỗ Năng Vịnh, Hoàng Minh Tú.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Hải Dương.
I. TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI
 Đây là công trình khoa học công nghệ có tính sáng tạo, lần đầu tiên được nghiên cứu tại Hải Dương.  Công trình tiến hành khảo nghiệm và chọn lọc 02 giống lúa tẻ chất lượng năng suất cao chống chịu tốt thuộc cả hai dòng lúa chính India (gạo tẻ, hạt dài) và Japonica (gạo tẻ, hạt tròn) phục vụ trong nước và xuất khẩu.
 Công trình tiếp cận với các Viện Khoa học trong nước và trực tiếp phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp để nghiên cứu và phát triển sản phẩm; có sự kết hợp nghiên cứu của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công trình còn có ý nghĩa trong việc thu nhập nguồn gen, lưu trữ nguồn gen quý hiếm để phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới của cả nước cũng như của tỉnh trong hiện tại và tương lai.
Kết quả đạt được, năm 2015, nhóm nghiên cứu đã khảo nghiệm và lựa chọn được 02 giống lứa Japonica bổ sung vào cơ cấu thời vụ của tỉnh là ĐS-1, J02; một giống xây dựng mô hình sản xuất thử là J01 và một số giống lúa đang làm hồ sơ đề nghị công nhận cho sản xuất thử là J03, LDA1, LDA2, LDA3, LDA4. Các giống lúa này có khả năng thích ứng rộng; khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt; cho năng năng suất cao; chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; đáp ứng được phần nào yêu cầu của sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương; góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Các giống lúa Japonica nói chung và các giống lúa Japonica trong tập đoàn được nghiên cứu tại Hải Dương nói riêng như: ĐS-1, J01, J02, J03… đều có khả năng thích ứng rộng, chống chịu tốt với môi trường bất lợi, tiềm năng năng suất cao, chất lượng đảm bảo yêu cầu xuất khẩu. Các giống lúa này có thể đảm bảo sự an toàn cho sản xuất lúa trong vụ xuân khi gặp rét đậm rét hại kéo dài ngay cả khi nhiệt độ dưới 100C.
Giống lúa ĐS-1 có khả năng thích ứng rộng, thích hợp gieo cấy ở trà xuân chính vụ-mùa trung trên chân đất vàn, vàn trũng. Giống được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) công nhận đặc cách chính thức năm 2010 (Quyết định số 632/QĐ-TT-CLT, ngày 24/12/2010), Sở NNPTNT  bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh từ năm 2011.
Giống lúa J02, J01 thời gian sinh trưởng ngắn thích hợp gieo cấy trà xuân muộn, mùa sớm, hoặc mùa trung trên chân đất vàn, vàn cao hoặc vàn trũng. Có thể tham gia công thức luân canh 3 vụ/năm. Giống lúa J02 được Bộ NNPTNT công nhận đặc cách chính thức năm 2013, Sở NNPTNT bổ sung vào cơ cấu thời vụ của tỉnh cùng năm. Giống lúa J01 được Bộ NNPTNT cho sản xuất thử nghiệm vào năm 2013. Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng tỉnh đã thực hiện xây dựng mô hình sản xuất thử tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, giống lúa J01 đã được Viện Di truyền hoàn tất hồ sơ đề nghị Bộ NNPTNT công nhận chính thức.
Các giống lúa Indica ngắn ngày nói chung và các giống lúa trong tập đoàn LDA được nghiên cứu tại Hải Dương nói riêng như: LDA1, LDA2, LDA3… có tiềm năng năng suất cao, khả năng chịu rét khá, chịu nóng tốt, khả năng chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh tốt, chất lượng gạo tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cơm thêm, mềm, trắng, vị đậm ăn ngon, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu sẽ được bố ung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống LDA2, LDA3, LDA4, LDA5 Viện Di truyền đã hoàn tất hồ sơ đề nghị Bộ NNPTNT công nhận cho sản xuất thử.
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Hiệu quả kinh tế:
- Các giống lúa mới Japonica: ĐS-1, J02 được Bộ NNPTNT công nhận chính thức cho sản xuất mở rộng tại các tỉnh phía Bắc, Sở NNPTNT Hải Dương đã bổ sung giống mới vào cơ cấu thời vụ của tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao. Các giống lúa mới năng suất cao sẽ tăng hiệu quả nghề trồng lúa. Tương lai gạo Japonica sẽ được xuất khẩu sang thị trường các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước và tăng thu nhập cho nông dân. Phụ phẩm như rơm rạ còn xanh đến khi thu hoạch, là nguồn thức ăn chăn nuôi rất tốt và là nguyên liệu cho công nghiệp thức ăn chăn nuôi gia súc.
- Các giống lúa dòng Indica LDA1, LDA2, LDA3, LDA4, LDA5 năng suất trung bình đạt 61-69 tạ/ha, cao hơn giống lúa TBR225 từ 5,5-13,2%, cao hơn giống lúa Bắc thơm từ 37-47,8%.
2. Hiệu quả xã hội: Thông qua việc tập huấn và chuyển giao kỹ thuật đã nâng cao trình độ dân trí, tăng khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
3. Bảo vệ môi trường: Giống lúa mới ít sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
IV. THÀNH TÍCH
- Quyết định về việc công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới của Cục trồng trọt – Bộ NN&PT nông thôn năm 2013.
- Quyết định về việc công nhận chính thức và sản xuất thử giống cây trồng nông nghiệp mới của Cục trồng trọt – Bộ NN&PT nông thôn năm 2010.
- Biên bản họp hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu kết quả công trình KHCN ngày 23/11/2011.


         

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây