Nghiên cứu sản xuất viên nang an thần từ bài thuốc an thần hoàn đang sử dụng tại bệnh viện y học cổ truyền Hải Dương

Chủ nhật - 18/03/2018 16:44 780 0
Khi sử dụng các thuốc tân dược điều trị bệnh mất ngủ như Seduxen, aminazin… các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng phụ không mong muốn và sự lệ thuộc vào thuốc khi bệnh nhân sử dụng thường xuyên và dài ngày các thuốc tân dược để điều trị bệnh mất ngủ.
GIẢI C
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần IV-2016)
Chủ nhiệm: Trần Bá Kiên
Các cộng sự: Nguyễn Thị Đông, Nguyễn Hoàng Anh, Đào Thị Hoài Thu
Đơn vị thực hiện: Trường Cao đẳng Dược TW Hải Dương
I. TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI
Việc sử dụng “An thần hoàn” mới chỉ theo kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm điều trị, chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành để đánh giá tác dụng dược lý thần kinh cũng như độ an toàn trên động vật thực nghiệm của bài thuốc này, “An thần hoàn” đã được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về tác dụng dược lý, độ an toàn trên động vật thực nghiệm, khả năng chuyển dạng bào chế và cuối cùng là hiệu quả và độ an toàn trên bệnh nhân để góp phần làm sáng tỏ và đem lại bằng chứng khoa học cho việc sử dụng “An thần hoàn” trong điều trị, hiện đại hóa y học cổ truyền và đưa vào sản xuất dạng bào chế viên nang cứng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế, chất lượng dịch vụ y tế của tỉnh Hải Dương.
II. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
Khi sử dụng các thuốc tân dược điều trị bệnh mất ngủ như Seduxen, aminazin… các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng phụ không mong muốn và sự lệ thuộc vào thuốc khi bệnh nhân sử dụng thường xuyên và dài ngày các thuốc tân dược để điều trị bệnh mất ngủ. Hậu quả đem lại bệnh nhân sẽ phải uống thuốc với liều lượng tăng cao, các bệnh trầm cảm, rối loạn thần kinh trung ương, thần kinh thực vật kéo theo sẽ làm cho bệnh nhân phải mất một khoản kinh phí khá lớn cho việc khắc phục các tác dụng không mong muốn mà thuốc tân dược gây nên.
Sản phẩm dạng viên nang cứng điều trị bệnh mất ngủ đã chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra một thương hiệu sản phẩm đầu tiên của Hải Dương có nguồn gốc thiên nhiên an toàn, hiệu quả, giá thành hợp lý và đặc biệt hầu như không có tác dụng không mong muốn như bệnh nhân sử dụng thuốc tân dược trong việc điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư ở Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.
Các kỹ thuật sử dụng trong đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo làm dẫn liệu khoa học để tham khảo học hỏi để các nhà khoa học tìm ra các thuốc điều trị bệnh mất ngủ có nguồn gốc dược liệu.
Đề tài được thực hiện sẽ góp phần nâng cao nhận thức và năng lực khai thác, sử dụng các dược liệu trong phòng và chữa bệnh nói chung, phù hợp với định hướng của chính phủ về sự phát triển nền y học cổ truyền với sự hỗ trợ của khoa học hiện đại.
III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Bài thuốc “An thần hoàn” được sử dụng tại Bệnh viên y học cổ truyền Hải Dương với số lượng lớn sản phẩm được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ thể tâm tỳ hư. Tuy nhiên, dạng viên hoàn dễ bị nấm mốc, viên to khó nuốt, vì vậy dạng viên nang cứa sản xuất với dây truyền của Công ty Cổ phần Dược vật tu y tế Hải Dương đã được thử nghiệm và cho kết quả điều trị bệnh mất ngủ thể tâm tỳ hư tương đương với dạng viên hoàn. Vì vậy viên nang An thần hoàn đã và đang dần dần thay thế sản phẩm là viên hoàn an thần cũ với giá cả hợp lý và tiện dùng cho bệnh nhân trong bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương nói riêng và cho các bệnh nhân mất ngủ thể tâm tỳ hư nói chung trong địa bàn tỉnh Hải Dương và trên toàn quốc.
Có khả năng ứng dụng cao, chuyển giao để sản xuất một mặt hàng dược phẩm mới dùng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ.
IV. THÀNH TÍCH CÔNG TRÌNH
- Biên bản họp hội đồng KHCN đánh giá nghiệm thu kết quả công trình KHCN cấp tỉnh ngày 28/3/2014, xếp loại: Xuất sắc.
- Đoạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ IX (2014-2015).
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương với Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Hải Dương ngày 15/10/2014.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây