GIẢI C
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần IV-2016)
Chủ nhiệm: TS.Ngô Hữu Mạnh
Các cộng sự: TS.Nguyễn Thị Kim Nguyên, Ths.Đỗ Văn Đỉnh, Ths.Nguyễn Trọng Các, Ths.Tạ Hồng Phong
Đơn vị thực hiện: Trường Đại học Sao Đỏ.
I. TÍNH CẤP THIẾT
Trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, ngói…tại các doanh nghiệp, trục vít ép đùn luôn phái làm việc trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao, chịu mài mòn với cường độ lớn. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho bề mặt cánh vít ép đùn bị mòn nhanh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng đầu ra. Mặt khác, quá trình mòn làm mất một khối lượng lớn kim loại, làm giảm tuổi thọ là việc của trục vít, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.
Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thường sử dụng kỹ thuật hàn truyền thống để phục hồi trục vít ép đùn. Tuy nhiên, chất lượng bề mặt và tuổi thọ của sản phẩm không cao, phụ thuộc rất nhiều vào quy trình công nghệ hàn, vật liệu hàn và đặc biệt là đặc tính của nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thường không chủ động và khó kiểm soát được chất lượng lớp đắp dẫn đến khó đánh giá được tuổi thọ làm việc của trục vít.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, nhóm tác giả đưa ra nhóm giải pháp công nghệ như công nghệ vật liệu, công nghệ xử lý nhiệt, công nghệ hàn để nhận được tổ chức kim loại lớp bề mặt như mong muốn.
II. TÍNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO
- Công trình đã áp dụng các giải pháp công nghệ vật liệu, công nghệ xử lý nhiệt, công nghệ hàn để tạo ra được tổ chức kim loại lớp bề mặt như mong muốn. Công trình tạo ra, giải quyết được đồng thời hai bài toán về kinh tế và kỹ thuật:
-Công trình giải quyết bài toán kỹ thuật, công nghệ để nâng cao tuổi thọ, hiệu quả của trục vít ép đùn. Để giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả phân tích đặc tính, tìm được lớp kim loại bề mặt làm việc của trục vít phù hợp với điều kiện và môi trường làm việc tại doanh nghiệp.
- Công trình tạo ra, giải quyết bài toán bài toán về kinh tế bằng cách xác định đúng chủng loại vật liệu để giảm chi phí đầu vào, dơn giản quá trình công nghệ giúp cong nhân dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian sửa chữa và phục hồi.
Cả hai quá trình này được thực hiện đồng thời để quá trình áp dụng phù hợp với thực tế và quy mô sản xuất tại các doanh nghiệp.
III. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
- Sau khi áp dụng giải pháp của nhóm tác giả, doanh nghiệp vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất; đồng thời hiệu quả sản xuất cũng tăng lên đáng kể thông qua việc tăng sản lượng. Công trình nâng cao tuổi thọ của trục vít lên 1,5 lần (tăng từ 45-50 giờ lên 65-70 giờ) so với sản phẩm cùng loại tại doanh nghiệp. Tính về thời gian, doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng thời gian chênh lệch 1.290giờ/máy/năm (tương đương 161.3 ca làm việc).
Việc ứng dụng có hiệu quả trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp là cơ sở khoa học và thực tế để nhóm tác giả đề xuát hiệu chỉnh, bổ sung nội dung giảng dạy của một sô học phần trong quá trình đào tạo kỹ sư ngành kỹ thuật cơ khí trường Đại học Sao Đỏ. Cụ thể đã hiệu chỉnh một số học phần như cong nghệ hàn, công nghệ bề mặt, công nghệ vật liệu, thực nghiệm hàn nóng chảy. Điều này minh chứng cho việc kết hợp giữa lý thuyết với thực hành; tạo ra sự gắn kết gữa việc đào tạo của nhà trường với doanh nghiệp.
IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Giải pháp được áp dụng thực tế vào sản xuất ở 2 doanh nghiệp sản xuất gạch, ngói nung. Công trình có thể đưa vào ứng dụng tại các cơ sở sản xuất gạch, ngói trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung.
V. THÀNH TÍCH CÔNG TRÌNH
Biên bản họp hội đồng cấp trường ngày 04/03/2016 đánh giá xuất sắc.