Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghề trong các làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ ba - 17/07/2018 16:14 594 0
Làng nghề là nơi sản xuất các sản phẩm thủ công, đặc biệt là sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở nước ta đã ra đời hàng nghìn năm trước đây. Trải qua quá trình phát triển, làng nghề ấy đã xuất hiện những người thợ giỏi nghề, có khả năng sáng chế, cải tiến kỹ thuật và sáng tạo những sản phẩm tinh xảo, hoàn mỹ, mà dân gian gọi là nghệ nhân, thợ cả.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần IV)
Chủ nhiệm: Ông Mai Văn Hội
Cộng sự: Nguyễn Xuân Minh, Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Việt.
Đơn vị thực hiện: Sở Công thương tỉnh Hải Dương
Thời gian thực hiện: năm 2009
I. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
          Làng nghề là nơi sản xuất các sản phẩm thủ công, đặc biệt là sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở nước ta đã ra đời hàng nghìn năm trước đây. Trải qua quá trình phát triển, làng nghề ấy đã xuất hiện những người thợ giỏi nghề, có khả năng sáng chế, cải tiến kỹ thuật và sáng tạo những sản phẩm tinh xảo, hoàn mỹ, mà dân gian gọi là nghệ nhân, thợ cả. Trong môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội đổi mới hiện nay, các nghề, làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống, đặc biệt là thủ công mỹ nghệ đang được khôi phục bảo tồn và phát triển mạnh. Hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, nhiều làng nghề truyền thống giàu lên nhanh chóng. Để có được kết quả ấy, một phần lớn là nhờ vào các nghệ nhân, thợ cả. Tài năng, công sức của họ đáng được ghi nhận, tôn vinh.
          Hải Dương là tỉnh có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống từ sớm, nổi tiếng cả nước như: gỗ mỹ nghệ Đông Giao, rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng); bánh gia Ninh Giang, chế tác vàng, bạc Châu Khê (Bình Giang), gồm Chu Đậu (Nam Sách); tranh thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ)… Các làng nghệ giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát huy những đặc sắc của làng nghề truyền thống. Rất nhiều thợ cả suốt đời tâm huyết với nghề, không chỉ giỏi nghề mà còn có sứ mệnh cao cả truyền nghề cho đời sau nhưng chưa được phong tặng nghệ nhân.
          Việc tôn vinh nghệ nhân không đơn thuần là đánh giá công lao và tỏ lòng tôn kính, mà hơn thế, là hoạt động, là phương pháp là nội dung nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề truyền thống, góp phần thủ đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và phát triển làng nghề. Tuy nhiên, Hải Dương chưa có tiêu chí, quy chế đánh giá, phong tặng nghệ nhân ở các làng nghề truyền thống. Việc sáng tạo,giữ nghề, truyền nghề cũng chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó phần nào không khuyến khích được sự phát triển của làng nghề truyền thống, làm cho công nghiệp nông thôn và làng nghề chậm phát triển.
          Công trình hướng đến các nội dung:
- Phân tích làm rõ khái niệm làng nghề, nghệ nhân; xác định vai trò làng nghề đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; vai trò của nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề và truyền nghề cho thế hệ sau, khôi phục và phát triển các làng nghề.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng các làng nghề và đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi trong các làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những kết quả đạt được cũng như các yếu kém, tồn tại của làng nghề và đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi.
- Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi trong các làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Hải Dương.
II. KẾT QUẢ CÔNG TRÌNH
- Đây là đề tài điều tra cần thiết để đánh giá thực trạng phát triển làng nghề, nghệ nhân và thợ giỏi trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Từ kết quả của đề tài, Sở Công thương tỉnh đã tham mưu giúp UBND tỉnh ra quyết định ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hải Dương” và một số chế độ chính sách đối với nghệ nhân trong các làng nghề ở Hải Dương. Xây dựng và trình UBND tỉnh ra Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 29/6/2012 về phong tặng danh hiệu nghệ nhân TTCN (2 năm/lần). Kết quả: Phong tặng được 24 Nghệ nhân TTCN, năm 2012 (12 nghệ nhân), năm 2014 (12 nghệ nhân).
- Đề tài có giá trị đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định các chính sách để phát triển làng nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, trong tiến tình thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp CNH-HĐH tỉnh Hải Dương.
- Việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhằm tôn vinh, ghi nhận tài năng và khuyến khích nghệ nhân gìn giữ, truyền nghề cho thế hệ tương lai; khẳng định giá trị của các nghề tiểu thủ công; động viên thế hệ trẻ biết yêu mến, tự hào về nghề, ham học hỏi để kế tục sự nghiệp của cha ông, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
III. THÀNH TÍCH CÔNG TRÌNH
- Biên bản tổng kết công trình KH&CN cấp tỉnh ngày 7/4/2014.
- Quyết định số 10/2012/QĐ-UBND ngày 29/6/2012 của UBND tỉnh Hải Dương: “V/v ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hải Dương”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây