Nghiên cứu cơ chế phản biện xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ Quốc các cấp ở tỉnh Hải Dương

Chủ nhật - 26/08/2018 22:30 453 0
Phản biện xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội và trong hoạt động của hệ thống chính trị, bởi hoạt động này phát huy tính dân chủ trong xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân;
GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần IV-2016)
          Chủ nhiệm: Ths Lương Anh Tế
Các cộng sự: Phạm Quang Sản, Nguyễn Văn Thu, Trần Văn Duyệt, Huỳnh Tuấn Dương, Phạm Văn Bảo, Phạm Văn Hoàn, Đoàn Quang Định, Phạm Hữu Quảng.
Đơn vị thực hiện: Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Hải Dương
          Thời gian thực hiện: Năm 2013
I.SỰ CẦN THIẾT
          Phản biện xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội và trong hoạt động của hệ thống chính trị, bởi hoạt động này phát huy tính dân chủ trong xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng các quyết sách của Đảng, của chính quyền và khi triển khai thực hiện sẽ thuận lợi và hiệu quả cao hơn; tạo sự đồng thuận trong nhân dân; tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
          Tuy nhiên, trong những năm qua (trước khi Hiến pháp năm 2013 và Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của MTTQ là thực hiện giám sát và phản biện xã hội) thì hoạt động phản biện xã hội của MTTQ các cấp trong tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa thành nề nếp và hiệu quả chưa cao. Tháng 8/2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương triển khai thực hiện Đề án “Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội giai đoạn 2011-2015” và giao cho Ủy ban MTTQ tỉnh là cơ quan thường trực của Đề án, song Đề án mới chỉ nhằm phát huy vai trò của MTTQ trong hoạt động giám sát, thực tế thì MTTQ mới chỉ thực hiện hiệu quả trong công tác giám sát chứ chưa thực hiện được hoạt động phản biện xã hội.
          Từ thực trạng này, năm 2013, Ủy ban MTTQ tỉnh đã nghiên cứu và thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cơ chế phản biện xã hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp ở tỉnh Hải Dương”.
II. TỈNH MỚI, TÍNH SÁNG TẠO

Đề tài đã nghiên cứu và làm sáng tỏ các nội dung, vấn đề sau:
- Nghiên cứu về mặt lý luận, các hình thức và vai trò phản biện xã hội của MTTQ và của các tổ chức chính trị-xã hội.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng  hoạt động phản biện xã hội ở các cấp trong tỉnh.
- Tổ chức 9 hội nghị thí điểm phản biện đối với 9 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp do MTTQ các cấp chủ trì.
- Đề ra phương pháp để đưa họt động phản biện xã hội đi vào thực tiễn và hoạt động hiệu quả cao hơn trong đời sống xã hội.
- Nghiên cứu và xây dựng cơ chế hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc.
Kết quả nghiên cứu đề xuất về cơ chế phản biện xã hội của Đề tài có nội dung phù hợp với Quy chế phản biện xã hội được Bộ Chính trị ban hành này 12/12/2013 theo Quyết định số 217/QĐ-TW. Đề tài đã hoàn thành năm 2013 trước khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội đã tạo điều kiện và là tiền đề để MTTQ các cấp trong tỉnh thực hiện tốt vai trò của mình trong hoạt động phản biện xã hội. Nội dung nghiên cứu của Đề tài là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có MTTQ tỉnh, thành phố nào trong nước nghiên cứu, vì vậy việc nghiên cứu thành công Đề tài đã đem lại hiệu quả thiết thực của MTTQ các cấp và mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội to lớn trong việc hoạch định chính sách pháp luật và phát triển kinh tế, xã hội to lớn trong việc hoạch định chính sách pháp luật và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
II. HIỆU QUẢ CÔNG TRÌNH
          Qua khảo sát thấy rằng hoạt động phản biện xã hội thực tế đã và đang được diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên việc hiểu và nhận thức về phản biện xã hội của các cơ quan, của cán bộ còn nhầm lẫn, chưa hiểu theo đúng nghĩa và đúng bản chất của nó. Việc tổ chức một số hội nghị phản biện đã chỉ ra những mặt còn hạn chế trong hoạt động phản biện xã hội, đồng thời giúp cho một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ làm chuyên trách công tác Mặt trận hiểu đúng, hiểu rõ về hoạt động phản biện xã hội, đồng thời rèn luyện kỹ năng, thao tác cho cán bộ khi phải chủ trì, điều hành một hội nghị phản biện.
          Sau khi đề tài được nghiệm thu, một số vấn đề về nội dung, cách thức, quy trình tổ chức thực hiện hội nghị phản biện xã hội đã được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh áp dụng. Kết quả của Đề tài đã làm cơ sở và tạo điều kiện cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 25/2/2014 về lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện Quyết định số 217/QĐ-TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội. Ban Thường trực Tỉnh ủy đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh bổ sung nội dung giám sát và phản biện xã hội vào Quy chế phối hợp công tác giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh với Ủy ban MTTQ tỉnh.
III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Tổ chức phản biện thí điểm có hiệu quả 09 văn bản về quy chế tuyển dụng công chức cấp xã; về bố trí chức danh, số lượng, chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và một số Nghị quyết, đề án, kế hoạch của một số xã, thị trấn trong tỉnh.
- Một số nội dung mà Đề tài nghiên cứu đã được sử dụng bổ sung vào tài liệu tập huấn cho cán bộ chuyên trách của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tại Trường Chính trị và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh, qua đó giúp cho hoạt động của MTTQ ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Kết quả của Đề tài cũng đã được Mặt trận Trung ương ghi nhận đánh giá cao và được nhiều tỉnh, thành phố đến trao đổi, học tập kinh nghiệm.
- Cơ chế phản biện xã hội là vấn đề rất mới, có ý nghĩa xã hội rất lớn nhưng việc áp dụng triển khai trong thực tế còn hạn chế, khó khăn
IV. THÀNH TÍCH
Biên bản họp hội đồng KHCN nghiệm thu kết quả công trình KH&CN cấp tỉnh ngày 6/3/2014, đánh giá, xếp loại: xuất sắc.
         Đại Dương



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây