Lựa chọn một số giống lúa mới chất lượng có đặc tính thơm, chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu để bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh Hải Dương

Thứ hai - 23/07/2018 15:01 597 0
Hải Dương có diện tích gieo cấy cả năm đạt 122.653 ha (số liệu năm 2015), năng suất bình quân đạt 60,2 tạ/ha, trong đó năng suất vụ xuân đạt 64,4 tạ/ha, vụ mùa đạt 56 tạ/ha.
GIẢI KHUYẾN KHÍCH
(Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn tỉnh Hải Dương lần IV-2016)
Chủ nhiệm: KS. Nguyễn Hữu Dương
          Đơn vị thực hiện: Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương
          Thời gian thực hiện: Năm 2013-2014
I. Tính cấp thiết của công trình
          Hải Dương có diện tích gieo cấy cả năm đạt 122.653 ha (số liệu năm 2015), năng suất bình quân đạt 60,2 tạ/ha, trong đó năng suất vụ xuân đạt 64,4 tạ/ha, vụ mùa đạt 56 tạ/ha. Hải Dương đã xây dựng được hệ thống giống lúa và cơ cấu thời vụ tương đối hợp lý cho sản xuất, vì vậy trong vòng 10 năm liên tục trở lại đây, năng suất lúa liên tiếp tăng và có tính ổn định. Các giống lúa năng suất cao bao gồm: SYN6, Thục hưng số 6, Bắc ưu 253KBL, Xi 23, P6, BC15, KD18, Nếp cái hoa vàng, Nếp DT22, Bắc thơm số 7, Bắc thơm số 7KbL…
          Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong sản xuất lúa của tỉnh nhà còn những tồn tại bất cập cần được giải quyết, như:
- Hiện tại, sản xuất lúa cho hiệu quả thấp không kích thích được người sản xuất do vậy đã có bộ phận nhỏ nông dân bỏ ruộng.
- Các giống lúa đa phần dễ bị nhiễm bệnh bạc lá vụ mùa, đạo ôn vụ xuân và rầy nâu trên cả hai vụ, do vậy chi phí BVTV cao, lên tới 80-150.000 đồng/sào.
- Các giống lúa lai đa phần nhập của Trung Quốc, giá cả ngày càng tăng, từ 70.000 đồng/kg (năm 2010) lên 105.000 đồng/kg (năm 2014). Như vậy, một mặt ta không chủ động giống cho sản xuất, mặt khác chi phí giống đầu vào cao nên hiệu quả sản xuất thấp.
- Các giống lúa chất lượng của tỉnh dù có giá bán cao nhưng năng suất và tính ổn định thấp, mặt khác thường hay nhiễm sâu bệnh đặc biệt là đạo ôn, bạc lá, và rầy nâu.
          Để khắc phục những tồn tại trên, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 23/1/2013 cho phép thực hiện công trình “Lựa chọn một số giống lúa chất lượng có đặc tính thơm, chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu để bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh Hải Dương”.
II. Kết quả thực hiện và khả năng áp dụng của Công trình
          Đã lựa chọn được 03 giống lúa gồm: Lúa lai Q.ưu 6, lúa thuần XT28, NB-01 có đặc tính thơm, chất lượng gạo ngon, chống chịu bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu trong 05 giống lúa ban đầu tiếp tục đưa vào sản xuất trình diễn ở vụ xuân và vụ mùa 2014 theo dõi đánh giá kết luận trước khi đề nghị bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của Tỉnh.
Ban chủ nhiệm Công trình dựa vào kết quả đánh giá theo dõi các chỉ tiêu chính như: Năng suất, thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh, có đặc tính thơm, chất lượng gạo ngon để lựa chọn. Hai giống lúa đó là GL 102, DT 39 bị loại vì GL 102 cho năng suất thấp hơn đối chứng KD 18 và có tỷ lệ lép cao hơn trong điều kiện vụ mùa, giống DT 39 tuy có năng suất cao, chất lượng gạo ngon, chống chịu sâu bệnh tốt hơn nhưng tỷ lệ gạo lật thấp và hạt gạo có nhiều hạt đục.
1. Kết quả sản xuất thử trình diễn ba giống lúa có đặc tính thơm, chất lượng gạo ngon, chống chịu đạo ôn, bạc lá và rầy nâu
- NB-01 thời gian sinh trưởng từ 101-138 ngày (gieo thẳng và mạ sân), cấy 2 vụ/năm. Năng suất đạt từ 64,2-74,8 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng HT số 1 từ 11,9-25,6%, hơn giống đối chứng BT7 từ 29,9-30,5%, chống chịu sâu bệnh tốt như sâu cuốn lá, đục thân và rầy nâu, đặc biệt kháng bệnh đạo ôn ở vụ xuân và hạn chế bạc lá, rầy nâu ở vụ mùa. Chất lượng gạo ngon, hạt gạo dài, trong, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Khả năng thích ứng rộng tại các điểm sản xuất, thích hợp chân đất vàn, vàn cao.
- XT28 TGST thời gian sinh trưởng từ 110-142 ngày (mạ dược), cấy 2 vụ/năm. Năng suất đạt 65-67 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng Xi23 từ 9,7-10,7%; chống chịu sâu bệnh tốt như sâu cuốn lá, đục thân và rầy nâu, đặc biệt kháng bệnh đạo ôn ở vụ xuân và hạn chế bệnh bạc lá, rầy nâu ở vụ mùa. Chất lượng gạo ngon, trong, gạo dài, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ. Khả năng thích ứng rộng tại các điểm sản xuất, thích hợp chân đất vàn, vàn trũng.
- Q.ưu 6 thời gian sinh trưởng 105-133 ngày (mạ sân), cấy 2 vụ/năm. Năng suất đạt từ 68,6-71,5 tạ/ha, hơn giống lúa lai SYN6 là 10,7% (vụ mùa); chống chịu sâu bệnh tốt như sâu cuốn lá, đục thân và rầy nâu, đặc biệt kháng bệnh đạo ôn ở vụ xuân và hạn chế bệnh bạc lá ở vụ mùa. Chất lượng gạo ngon, gạo trong, cơm mềm, có mùi thơm nhẹ. Khả năng thích ứng tại các điểm sản xuất, thích hợp chân đất vàn, vàn cao.
2. Khả năng áp dụng
Đến nay, công ty CP Giống cây trồng Hải Dương cung ứng cho bà con nông dân trong tỉnh hàng năm khoảng 100 tấn giống tương đương diện tích 2.500 ha phục vụ gieo cấy đại trà, chủ yếu tại các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Kinh Môn, Kim Thành, Cẩm Giàng, Bình Giang cho hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nếu không sử dụng ba giống lúa trên sẽ làm giảm năng suất láu do sâu bệnh khoảng 30%, ước đạt 2.500 ha x 2 tấn/ha = 5.000 tấn thóc x 6.000 đồng/kg = 300 tỷ đồng/năm.
III. Hiệu quả công trình
1. Hiệu quả kinh tế:
Giảm thiểu tác hại của bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu, giảm chi phí sử dụng thuốc BVTV từ 20.000-40.000 đồng/sào, tương đương 554.000-1.108.000/ha x 120 ha = 66.480.000-132.960.000 đồng/năm. Đến nay, ba giống lúa mới tiếp tục được bà con nông dân đón nhận và gieo cấy trên 3.000 ha, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho sản xuất lúa và hiệu quả kinh tế tăng hơn so với giống đối chứng BT7, xi23, lúa lai SYN6 từ 2.415.000-13.109.700 đồng/ha.
2. Hiệu quả xã hội-môi trường:
- Hạn chế sử dụng thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe từ 2-3 lần.
- Ổn định sản xuất nông nghiệp đảm bảo bền vững, an ninh lương thực, hiệu quả sản xuất nâng cao giúp nông dân gắn bó với đồng ruộng.
IV. Thành tích công trình
          Được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh xét duyệt đánh giá Xuất sắc.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây