Các tiêu chí được phân loại A, B, C (Tốt, Đạt, không đạt), trong đó: A (Tốt) - Đạt tốt các tiêu chí; B (Đạt) - Đạt các tiêu chí và C (không đạt). Công trình kiến trúc được công nhận kiến trúc xanh khi đạt 70% tiêu chí loại A, không có tiêu chí loại C.
1. Địa điểm bền vững
Mục tiêu: Nhằm tạo lập cảnh quan hài hòa, bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực giữa công trình kiến trúc với cảnh quan xung quanh và khai thác, phát huy những yếu tố tự nhiên có lợi cho môi trường sống của con người.
2. Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả
Mục tiêu: Nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, nước, năng lượng, vật liệu… để phát triển kiến trúc.
3. Chất lượng môi trường trong nhà
Mục tiêu: Tạo được môi trường trong nhà có chất lượng, bảo đảm an toàn, vệ sinh và tiện nghi, sử dụng hiệu quả công trình.
4. Kiến trúc tiên tiến, bản sắc
Mục tiêu: Nhằm hướng tới nền kiến trúc tiến bộ gắn với kế thừa các giá trị truyền thống, tạo lập bản sắc kiến trúc Việt.
5. Tính xã hội, nhân văn bền vững
Mục tiêu: Phát triển kiến trúc phải gắn với mục tiêu tạo lập, gìn giữ, nuôi dưỡng môi trường xã hội - nhân văn ổn định, bền vững.
Xem chi tiết tại đây:
Thanh Thảo