Đó cũng là chủ đề của Ngày Nước thế giới 2019. Tưởng rằng nước là vật chất tất yếu dành cho tất cả mọi người để phục vụ đời sống hàng ngày, nhưng thực tế thì hàng tỷ người trên thế giới chưa tiếp cận được nguồn nước an toàn, do các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2019 hướng đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng nước bằng cách giải quyết những lý do tại sao rất nhiều người bị bỏ lại phía sau.
Nước uống là thứ thiết yếu để duy trì sự sống của muôn loài, trong đó có con người, tất nhiên đó phải là nguồn nước an toàn.
Việc thiếu được tiếp cận với nguồn nước an toàn sẽ có tác động bất lợi đến các nhóm cộng đồng nghèo dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người tị nạn, người bản địa, thiểu số, người khuyết tật và nhiều người khác,… thường bị bỏ qua. Đôi khi họ còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong khi họ cố gắng tiếp cận và quản lý nước an toàn mà họ cần
Ngày Nước thế giới năm 2019 có chủ đề “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm điều chỉnh, cụ thể những cam kết trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, mọi người đều phải được hưởng lợi: “Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu, nước là quyền của con người bạn”.
Nước cho tất cả mọi người.
Các mục tiêu cụ thể của chủ đề Ngày Nước thế giới: “Nước cho tất cả - Không để ai bị bỏ lại phía sau” bao gồm:
- Nước cho phụ nữ;
- Nước cho nơi làm việc, sản xuất;
- Nước cho nông thôn;
- Nước cho người tị nạn;
- Nước cho các bà mẹ;
- Nước cho trẻ em;
- Nước cho học sinh, sinh viên;
- Nước cho những người bản địa, thiểu số;
- Nước cho người khuyết tật;
- Nước cho cộng đồng của những người đồng tính;…
Nước không thể thiếu cho bất kì ai.
Mục tiêu phát triển bền vững 6 (SDG 6):
• 6.1: Đến năm 2030, đạt được quyền truy cập và công bằng trong tiếp cận với nước uống an toàn với giá cả phải chăng cho tất cả mọi người trên toàn cầu.
• 6.2: Đến năm 2030, đạt được quyền tiếp cận vệ sinh và vệ sinh đầy đủ, công bằng cho tất cả mọi người; chấm dứt sử dụng các nhà vệ sinh thô sơ, đặc biệt chú ý đến nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái và những người dễ bị tổn thương.
• 6.3: Đến năm 2030, cải thiện chất lượng nước bằng cách giảm ô nhiễm và giảm thiểu giải phóng, xả thải các hóa chất và vật liệu nguy hiểm vào nguồn nước; giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa được xử lý và tăng đáng kể việc tái chế và tái sử dụng an toàn trên toàn cầu.
• 6.4: Đến năm 2030, gia tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trên tất cả các lĩnh vực và đảm bảo khai thác và cung cấp nước ngọt bền vững để giải quyết tình trạng khan hiếm nước và giảm đáng kể số người bị khan hiếm nước.
• 6.5: Đến năm 2030, thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các cấp, bao gồm cả thông qua hợp tác xuyên biên giới.
• 6.6: Đến năm 2030, thực hiện bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái liên quan đến nước bao gồm núi, rừng, đầm lầy, sông, tầng nước ngầm và hồ.
• 6.A: Đến năm 2030, mở rộng hợp tác quốc tế và hỗ trợ tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển về các hoạt động, chương trình liên quan đến nước và vệ sinh bao gồm: thu gom nước, khử muối, hiệu quả nước, xử lý nước thải, tái chế và công nghệ tái sử dụng nước.
• 6.B: Hỗ trợ và tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc cải thiện quản lý nước và vệ sinh môi trường.
Lê Oanh