heo tính toán của Saigon Petro, mỗi tháng xã hội phải chi thêm 400 tỉ đồng do người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xăng A95 một cách không cần thiết trong khi xe chỉ cần sử dụng xăng E5.
Về giải pháp, Saigon Petro đề nghị nên áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường trên giá trị tuyệt đối cho từng loại xăng, không tính thuế bảo vệ môi trường xăng E5 theo tỉ lệ ethanol như hiện nay. Cụ thể, nên tăng thuế bảo vệ môi trường xăng A95 từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/lít và giảm thuế bảo vệ môi trường xăng E5 xuống còn 2.500 đồng/lít. Mục tiêu là tạo ra chênh lệch giá bán lẻ giữa xăng E5 và A95 khoảng 2.000-2.500 đồng/lít để hấp dẫn người tiêu dùng.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển công nghiệp thương mại Củ Chi (Cidico), cho biết tỉ lệ bán xăng E5 của đơn vị chỉ chiếm 20%, xăng A95 chiếm đến 80% do các cây xăng của đơn vị chủ yếu ở ngoại thành. Trước đó, khi xăng A92 còn được lưu thông thì xăng A95 chỉ chiếm tỉ lệ 30%, xăng E5 chiếm 10%, còn lại là A92. "Theo tôi, nếu cho phép dùng xăng A92 là một bước lùi mà cần phải tiến đến xài xăng E10, E20 như các nước đã làm. Vấn đề cốt lõi vẫn là khâu tuyên truyền để người dân hiểu được công dụng, hiệu quả mà xăng sinh học mang lại" - ông Tâm nói.
Theo ông Vũ Kiên Chỉnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam, việc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối xăng dầu cho rằng sản lượng E5 thấp do người tiêu dùng không mặn mà là không thuyết phục. Vấn đề chính là hiện nay bán xăng A95 thì có lãi hơn xăng E5 nên để tăng mức tiêu thụ xăng E5 cần cơ chế quản lý giá thích hợp để kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh bán xăng E5.
Ngọc Ánh
Ý kiến bạn đọc