Thực trạng và giải pháp cho chăn nuôi trang trại Hải Dương

Thứ sáu - 26/06/2015 14:17 800 0

Ngày 26/6/2015, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hải Dương phối hợp cùng Hội Chăn nuôi thú y tỉnh tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi trang trại tỉnh Hải Dương giai đoạn 2015-2020”.
Tại Hội thảo có 9 tham luận được trình bày. Các tham luận đều nêu rõ về thực trạng, cũng như những khó khăn của chăn nuôi trang trại tỉnh ta. Hải Dương là một tỉnh có ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong 5 năm (2010-2014), số lượng thịt hơi mà ngành chăn nuôi cung cấp ra thị trường liên tục tăng với tốc độ bình quân 4,6%/năm. Trong cơ cấu ngành chăn nuôi, chăn nuôi trang trại có xu hướng phát triển.
 

IMG 6748 Fotor

Ông Nguyễn Văn Tịnh, Chủ tịch Hội Chăn nuôi thú y tỉnh nêu ý kiến tại Hội thảo.

Các đại biểu tham gia hội thảo đưa ra nhiều giải pháp, cũng như kiến nghị để phát triển ngành chăn nuôi trang trại tỉnh ta trong giai đoạn 2015-2020, như: Nhà nước cần có những điều chỉnh về chính sách đất đai sao cho phù hợp và thuận lợi nhất với người chăn nuôi, tạo điều kiện cho người chăn nuôi vay vốn, có chính sách hỗ trợ về con giống, hỗ trợ khoa học kỹ thuật và xây dựng thị trường tiêu thụ bền vững; Tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lưới; Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung gắn liền với định hướng thị trường tiêu thụ; Hỗ trợ đào tạo, tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn về chăn nuôi thú y cho chủ trang trại,…

Tính đến tháng 8/2015, toàn tỉnh có 505 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó chủ yếu là trang trại nuôi lợn và nuôi gia cầm lấy trứng và thịt. Theo báo cáo của cơ quan chức năng, năm 2014 thu nhập của trang trại chăn nuôi đạt 345,6 tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng thu nhập kinh tế trang trại toàn tỉnh. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang phải     đối mặt với nhiều khó khăn, như: các loại dịch bệnh truyền nhiễm; thủ tục hành chính để được cấp đất xây dựng trang trại gặp nhiều khó khăn; vốn đầu tư xây dựng trang trại lớn; thị trường tiêu thụ bấp bênh; hệ thống giao thông thủy lợi, lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu của trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều hạn chế về trình độ sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, kiến thức phòng chống dịch bệnh của chủ trang trại; chất lượng con giống; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại…

Lê Hiền

 Từ khóa: chăn nuôi thú y

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây