Ngày học đầu tiên, học viên được cung cấp các kiến thức về chất gây nghiện, tác động, tác hại và những biểu hiện khi sử dụng. Buổi tập huấn cũng nêu rõ thực trạng sản xuất, tiêu thụ các chất gây nghiện thuộc nhóm Amphetamine (như hàng đá) đang gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhóm đối tượng tiêm chích heroin ở nước ta chiếm đa số trong các đối tượng sử dụng chất gây nghiện nhưng đang có xu hướng giảm dần, thay vào đó là nhóm đối tượng sử dụng hàng đá tăng lên.
Trong buổi học thứ hai, học viên được cập nhật những kiến thức mới nhất về tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới, ở Việt Nam và tỉnh Hải Dương nói riêng. Qua đó, người học hiểu rõ hơn về cơ chế tác động, con đường lây lan, cũng như các biện pháp phòng tránh HIV. Con đường lây lan của HIV không phải qua tiêm chích mà chủ yếu là qua quan hệ tình dục.
Sử dụng các chất ma túy là một trong những con đường lây nhiễm HIV. Để khống chế HIV cần khống chế số người sử dụng chất gây nghiện bằng phương án “ba giảm”: giảm cung cấp thong qua xiết chặt việc thực thi pháp luật phòng chống ma túy, kiện toàn pháp luật, phát triển năng lực, phương tiện các cơ quan lien quan như Tòa án, công an…; giảm cầu bằng cách giáo dục, truyền thông trong cộng đồng; giảm tác hại thông qua bệnh viện, trung tâm cộng đồng. Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030 nêu cao tinh thần kiên quyết chống HIV. Mặc dù chúng ta đạt được nhiều thành công trong phòng chống HIV/AIDS nhưng số người nhiễm mới mỗi ngày vẫn rất cao, vì thế phóng chống HIV/AIDS không thể chủ quan, càng không thể thiếu sự chung tay của cộng đồng. Đặc biết, việc truyền thông để chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người lien quan đến HIV/AIDS cần được đẩy mạnh thì mới mong đẩy lùi được đại dịch toàn cầu này.
Lê Hiền
Ý kiến bạn đọc