Trong những năm qua, hoạt động hòa giải ở cơ sở đóng vai trò to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần tăng cường sự gắn kết, hòa thuận trong đời sống khu dân cư, ngăn ngừa hành vi vi pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, ngày 20/6/2013 Quốc hội đã thông qua Luật hòa giải ở cơ sở và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
Luật hòa giải ở cơ sở gồm 05 chương, 33 điều, quy định hòa giải ở cơ sở đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ một số trường hợp như mâu thuẫn tranh chấp xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình;…Luật cũng nêu chi tiết về hòa giải viên, tổ hòa giải, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Thanh Hà