Hội Sử học tỉnh coi việc truyền bá kiến thức lịch sử và giáo dục truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm, với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức hội thảo, nói chuyện về lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, tiêu biểu là hội thảo về Thượng thư bộ hộ Đoàn Đình Duyệt và chiến tranh biên giới Tây Nam ở thành phố Hồ Chí Minh; tham gia các triển lãm lịch sử; mở tọa đàm lịch sử trên đài truyền hình; tham gia trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử; viết bài cho các báo, tạp chí. Về công tác tư vấn, phản biện và giám định khoa học xã hội, năm qua Tỉnh Hội tham gia tư vấn về bảo tồn cho một số di tích lịch sử như đình Cam Lộ (xã Tân Việt, huyện Thanh Hà), đền Tranh (Ninh Giang); giám định một số ấn phẩm lịch sử và xây dựng biểu tượng cho thị xã Chí Linh. Năm 2018, hoạt động sưu tầm,nghiên cứu, biên soạn và xuất bản các ấn phẩm lịch sử được hội viên tích cực tham gia, cụ thể: xuất bản được 02 tập Di sản Hán Nôm Hải Dương và phát hành được 13 đầu sách lịch sử.
Quang cảnh hội thảo.
Bên cạnh những thành tích đạt được, hội nghị cũng nghiêm túc nhìn nhận những mặt hạn chế, chưa làm được, đưa ra các giải pháp khắc phục. Hội nghị đã thống nhất 08 phương hướng nhiệm vụ năm 2019, trong đó nhấn mạnh công tác củng cố tổ chức hội, truyền bá kiến thức lịch sử và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, biên soạn, xuất bản ấn phẩm lịch sử.
Ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Sử học (bên trái) trao quyết định công nhận cho hội viên mới.
Cũng tại hội nghị, Hội Sử học tỉnh đã tổ chức kết nạp thêm 02 hội viên, nâng tổng số hội viên của hội lên 58 người.
Lê Hiền