Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương

http://lienhiephoihaiduong.vn


Hổ trong đời sống nhân sinh

Bên cạnh rồng, Hổ là một trong những linh vật thuộc nhóm mười hai con giáp (với tên gọi là Dần), xuất hiện nhiều trong đời sống văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Hổ có nhiều tên gọi khác nhau như Chúa sơn lâm, Ông Ba mươi, Cọp, Hùm, Beo,… Hổ tượng trưng cho uy quyền,sự dũng mãnh và oai phong.
273121851 1629941090671914 4376037506495164213 n
Hổ trong tranh cổ Hàng Trống. Ảnh: Phạm Tuấn Huy

Trong thời phong kiến, những vị tướng có sức mạnh phi thường, chiến đấu dủng cảm gọi là “hổ tướng”.
Thời nhà Trần, tướng Phạm Ngũ Lão được giặc Nguyên Mông nể sợ hãi hùng, gọi là “hổ tướng”. Trong sách “Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần” có ghi rõ: "Thoát Hoan phải bạt vía đến nỗi khi hắn chỉ huy quân sang xâm lược Đại Việt lần thứ ba, hễ chạm trán với Phạm Ngũ Lão là đã rụng rời tay chân, chỉ lo bảo toàn tính mạng. Uy danh của Phạm Ngũ Lão khiến kẻ thù khiếp sợ, khâm phục. Chúng gọi ông là viên hổ tướng họ Phạm".

Tại Huế, có một di tích độc đáo của Việt Nam được gọi là “Hổ quyền”. Hổ Quyền là một đấu trường được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn dùng để tổ chức những trận tử chiến giữa voi và cọp cho nhà vua, đình thần và dân chúng xem, đồng thời luyện tập cho voi quen với không khí chiến đấu lúc lâm trận. Ở Huế còn có Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu. rên mỗi thân đỉnh, ngoài hai chữ Hán lớn ghi rõ danh xưng, nhà vua còn cho tinh tuyển 17 hình tượng đại diện cho các tinh tú, tự nhiên, núi sông, linh vật, chim muông, gỗ quý, ngũ cốc, hương liệu, hoa màu, cây trái... từ dân gian đến chốn cung đình, trong đó có họa tiết hổ, được khắc tại Cao Đỉnh, tầng dưới. Nếu có dịp đến Huế, nhất định phải chiêm ngưỡng những hoa văn được khắc tại chín bộ đỉnh này. 

Hổ phù trong văn hóa triều Nguyễn
Hổ phù. Ảnh: Journeys in Hue Tour
 
Ở nước ta có tin ngưỡng thờ thần Hổ khá phổ biến ở vùng Nam Bộ của Việt Nam còn có tín ngưỡng thờ Cọp. Hầu hết các ngôi đình ở Đồng Nai đều có miếu hay bàn thờ Cọp với các tên gọi như Hổ thần, Mãnh hổ Sơn quân, Bạch Hổ, Chúa Sơn Lâm...Trước các đình thường có những bức bình phong được chạm trổ, đắp phù điêu, vẽ thể hiện hình tượng của vị chúa tể rừng xanh này trông dáng vẻ uy nghi, oai dũng.
Những năm gần đây, người ta thấy xuất hiện phương pháp giáo dục con cái hà khắc kiểu “mẹ hổ”, được xem là hình mẫu bảo đảm cho sự thành đạt trong tương lai của các con. Cụm từ "mẹ hổ" được định nghĩa là một bà mẹ có kỷ luật nghiêm khắc, người yêu cầu con cái đạt được thành tích cao và duy trì quyền kiểm soát các hoạt động của chúng. 
Ngoài thể hiện sự uy phong, dũng mãnh, ổ cũng tượng trưng cho sự ranh ma, tinh quái.
Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe đến câu chuyện cổ “Con hổ già và người lữ hành tham lam”. Câu chuyện nằm trong chuỗi nhưng câu chuyên về trí tuệ cổ xưa thường được kể cho trẻ em, mang nhiều thông điệp ý nghĩa có tính triết lý cổ xưa, phù hợp cho đến tận bây giờ.
Chuyện kể về con hổ sống trong một khu rừng, nó đã quá già để có thể đi săn mồi. Một ngày nọ, con hổ phát hiện một chiếc vòng bằng vàng rơi ven hồ trong rừng. Nó đã nhặt lấy với ý định sử dụng chiếc vòng này để làm mồi nhử môt ai đó có lòng tham. Ngay lập tức, con hổ nhìn thấy có một người lữ hành đi ngang qua phía bên kia hồ nước. Nó hi vọng sẽ có một bữa ăn tươi ngon bằng cách dụ dỗ người lữ hành. Nó giữ chiếc vòng vàng dưới chân sao cho người lữ hành có thể nhìn thấy và hỏi người lữ hành có muốn chiếc vòng này không?
Người lữ hành rất muốn có chiếc vòng nhưng còn e ngại tiến đến gần con hổ. Mặc dù nó đã già nua nhưng vẫn còn nguy hiểm. Tuy vậy vì lòng tham, anh ta vẫn đánh liều hỏi con hổ: “Làm sao ta có thể tin ngươi? Ta biết ngươi là một con thú và ngươi có thể giết ta.”
Con hổ tỏ vẻ ngây thơ, chân thành đáp lời: “Này anh lữ hành, khi còn trẻ, tôi đã rất ranh mãnh xấu xa, nhưng giờ tôi đã thay đổi. Tôi đã nghe theo lời khuyên của một vị thánh; tôi đã bỏ hết quá khứ độc ác lại phía sau và giờ tôi chỉ làm những việc tốt. Tôi cũng đã trở nên già, tôi không còn răng, những cái móng vuốt của tôi thì đã cùn, vậy nên anh chẳng cần phải sợ tôi.”
Người lữ hành bị đánh lời bởi những lời tinh quái này và bị niềm ham muốn vàng lấn át,  anh ta đã băng qua hồ để đi về phía con hổ. Khi bị mắc kẹt ổ vũng lầy giữa hồ, con hổ đã tỏ ý muốn giúp đỡ tiến lại gần anh ta và nhanh chóng chộp lấy và chén sạch người lữ hành. Trước khi bị con hổ ăn thịt, người lữ hành thầm nghĩ: “Ta đã bị lừa bởi lời nói thánh thiện của con thú này. Súc sinh thì mãi mãi là súc sinh. Giá mà ta không tham lam thì đâu nên nông nỗi này.”
Không chỉ đối với trẻ em mà bài học của câu chuyện này một lần nữa được nhắc tới trong năm Hổ, có ý nghĩa đối với tất cả chúng ta. Trong kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam cũng có một câu chuyện tương tự kể về tính ranh ma của Hổ, đó là câu chuyện “Trí khôn của ta đây”. Tuy nhiên, người nông dân trong câu chuyện này đã dùng trí khôn để dạy cho con hổ một bài học, không bị con hổ lừa ăn mất con trâu.
hổ trên tiêu bản gốm chu đậu
Hổ trên tiêu bản gốm Chu Đậu. Ảnh: Lê Hồng

Hi vọng với những nội dung vừa kể trên gợi nhắc cho người đọc một vài quan niệm nhân sinh liên quan đến con Hổ khi bước vào năm Nhâm Dần. Hổ nhắc cho chúng ta duy trì sức mạnh để vượt qua lúc thiên tai, dịch bệnh, khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời, Hổ cũng nhắc cho chúng ta không ngừng bồi dưỡng tâm tính, loại bỏ tham lam, ích kỷ, luôn sử dụng “trí khôn” vượt qua lừa dối, thu hái thành công.
 
Văn Thanh
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây