Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương

http://lienhiephoihaiduong.vn


Biến đổi khí hậu tạo ra các thảm họa khí hậu hoàn toàn khác trước

Với sự gia tăng kết hợp giữa nhiệt và độ ẩm — một mức nhiệt “bầu ướt” 35°C, nóng và ẩm hơn so với khả năng chịu đựng của cơ thể — khiến bầu không khí sẽ trở nên oi bức (nồm) đến nỗi con người không thể toát mồ hôi và các cơ quan trong cơ thể bắt đầu ngưng hoạt động. Một người khỏe mạnh ngồi ở ngoài trời cuối cùng rồi cũng có thể đối mặt với tình trạng quá nhiệt và chết, cho dù họ ở dưới bóng râm.
Vào năm 2030, loại sóng nhiệt gây tử vong này sẽ có khả năng tấn công những khu vực thuộc Ấn Độ, nơi cư ngụ của khoảng 200 triệu người.
image001
Một ngày nóng ở Chennai, Ấn Độ, ảnh chụp ngày 24 tháng 4 năm 2020.

Sóng nhiệt gây tử vong được định nghĩa là điều kiện xảy ra trong 3 ngày với mức nhiệt trung bình cực đại hàng ngày đạt ngưỡng “bầu ướt”, có thể vượt qua ngưỡng sống còn của một người khỏe mạnh dù ở dưới bóng râm. Chúng tôi lấy mức nhiệt bầu ướt trung bình trong khoảng thời gian 6 giờ cao điểm hàng ngày, diễn ra trong 3 ngày liên tiếp, để làm ngưỡng tiêu chuẩn. Mức nhiệt cực độ tới ngưỡng dùng cho phân tích này là 34°C ở điều kiện “nhiệt bầu ướt”, vì ngưỡng nhiệt thông thường được xác định để con người sống sót là 35°C “bầu ướt”. Ở nhiệt độ này, một người khỏe mạnh, ngồi ở ngoài trời nhưng dưới bóng râm, chỉ có thể sống sót trong vòng từ 4-5 giờ. Ở các thành phố lớn có bức xạ nhiệt môi trường làm gia tăng đáng kể mối hiểm họa, sóng nhiệt 34°C “bầu ướt” có thể được nâng lên vượt ngưỡng 35°C. Với kịch bản RCP 8.5 (kịch bản cao nhất của IPCC về phát thải khí nhà kính), các khu vực đô thị tại nhiều vùng ở Ấn Độ và Pakistan có thể trở thành những nơi đầu tiên trên thế giới đối mặt với sóng nhiệt vượt ngưỡng sống sót của một người khỏe mạnh. Một số tiểu vùng tại đây sẽ có xác suất 60% trải nghiệm hàng năm loại sóng nhiệt này vào khoảng năm 2050.
Tình huống này cho thấy chúng ta không phải đang tiến đến một “kiểu/nền khí hậu bình thường mới”, nhưng là bước vào một thế giới mà khí hậu sẽ thay đổi liên tục, nghĩa là các rủi ro về mặt khí hậu cũng gia tăng. Và những yếu tố mà con người dựa vào để sống sót, bao gồm vụ mùa nông nghiệp và cơ sở hạ tầng đô thị, được tối ưu hóa với một loạt các biến số khí hậu khác nhau xảy ra trong cùng thời gian. Ts. Krishnan Ts. Mekala Krishnan, một thành viên cao cấp của Học viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute) thì , nền khí hậu ổn định từ trước đến nay là tiêu chuẩn định hướng khiến chúng ta thiết kế mọi nền tảng cơ sở vật chất xung quanh mình như hiện nay. Và vì thế, điều đó có thể đưa cả hệ thống của loài người trên toàn cầu vào hiểm họa. Một số thay đổi dễ thực hiện hơn số khác; trong khi chúng ta có thể xây dựng một căn nhà chống lũ, thì vụ mùa nông sản đã phát triển qua hàng nghìn năm trong một điều kiện khí hậu và môi trường ổn định sẽ không thể tự nhiên thay đổi để đáp ứng tốc độ của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Thảm họa khí hậu luôn thể hiện phức tạp trong nhiều mặt: Không chỉ khí hậu tiếp tục thay đổi, nhưng các tác động sẽ khác biệt tùy theo vị trí địa lý, và hậu quả cũng sẽ phi tuyến tính (đột biến, bất ngờ) — điều quan trọng chính là không chỉ các điều kiện sống sẽ trở nên tồi tệ hơn, nhưng cả hệ thống có thể vượt ngưỡng và sụp đổ hoàn toàn, giống như giới hạn nhiệt cực đại đối với sự sống còn của con người. Một tác động này cũng có thể dẫn đến nhiều tác động khác. Ví dụ như, ở Florida, khi mực nước biển dâng làm ngập các căn nhà, thì nó cũng có thể làm hạ giá bất động sản, và như thế, chính quyền đô thị ở đó sẽ mất nguồn thu thuế nhà đất, từ đó không còn khả năng chi dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng mới giúp bảo vệ cộng đồng bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Nhiều tác động khí hậu có thể đồng thời xảy ra cùng một lúc. Và các cộng đồng không có khả năng thanh toán/chi trả để thích ứng với biến đổi khí hậu thường chịu rủi ro cao nhất.
Thời gian vừa qua, con người đã chứng kiến nhiều tác động khí hậu nghiêm trọng, bao gồm thảm họa cháy rừng, hạn hán, sóng nhiệt, và lũ lụt. Và trong một thập niên qua, những hiện tượng cực đoan này dường như xảy ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Các nhà nghiên cứu của bản báo cáo này đã xem xét tác động đến từ kịch bản phát thải cao nhất, và lưu ý rằng những gì sắp xảy ra vào năm 2030 sẽ tương tự như trong kịch bản này cho dù chúng ta có nhanh chóng cắt giảm phát thải ngay bây giờ; và sự cắt giảm ấy sẽ tạo ra tác động đến tương lai sau này. Ts. Dickon Pinner, người đứng đầu bộ phận Phát triển Bền vững của McKinsey, nói:
Mức tăng nhiệt trong vòng 10 năm tới, cùng với các hậu quả khí hậu kèm theo, hiện đã bị khóa lại và không thể thay đổi. Thế giới sẽ tiếp tục nóng lên trong ít nhất một thập kỷ cho dù đã cắt giảm phát thải xuống mức không.
Trên bình diện toàn cầu, các nhà nghiên cứu xem xét 105 quốc gia, và thấy rằng vào năm 2030, tất cả những đất nước này sẽ đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng của ít nhất một tác động chính từ thảm họa khí hậu. Mạng sống của hàng triệu người có thể gặp nguy hiểm, cùng với chi phí hàng nghìn tỷ USD về vốn đầu tư và hoạt động kinh tế. Đối với hiện tượng tăng nhiệt cực đoan, các tác giả của bản báo cáo này tính toán rằng có khoảng 360 triệu người sẽ phải sống ở nơi có nguy cơ xảy ra sóng nhiệt chết người. Vào năm 2050, con số này sẽ gia tăng lên 1,2 tỷ người.
Có một số trường hợp nghiên cứu mà mối hiểm họa đã được nhận thấy rất rõ ràng và có thể tính toán được. Trong trường hợp của Ấn Độ, các nhà nghiên cứu xem xét liệu mức nhiệt và độ ẩm cực đại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lao động; nơi một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực lao động ngoài trời, năng suất lao động có thể giảm 15% vào năm 2030 bởi vì thời tiết quá nóng để có thể làm việc trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. (Vào năm 2050, con số này sẽ tăng lên đến 30% thời lượng ban ngày sẽ trở nên quá nóng để lao động.)
Giới nghiên cứu cũng xem xét về “điều kiện có thể sống được”, hay là nguy cơ mức nhiệt “bầu ướt” gây chết người sẽ vượt ngưỡng chịu đựng của con người. Vào khoảng năm 2030, ở một số khu vực sẽ xuất hiện xấp xỉ 5% cơ hội xảy ra sóng nhiệt chết người hàng năm. Xác suất này thoạt nhiên nghe có vẻ nhỏ, nhưng nếu tính trong cả một thập niên, thì những người sống ở các nơi đó sẽ phải đối mặt với một xác suất 40% của sự xuất hiện loại sóng nhiệt này. Ts. Pinner nói:
Hiện chưa có nơi nào trên Trái Đất trải qua các điều kiện như thế. Tuy nhiên, phần lớn người dân sống ở những khu vực bị ảnh hưởng tại Ấn Độ sẽ không có máy điều hòa để chống chịu được tình huống.
Một số vùng ở Ấn Độ đang thực hiện các bước để thích nghi với nền nhiệt tăng cao, bao gồm cả việc xây dựng các hầm trú ẩn làm mát không khí và tạo ra hệ thống cảnh báo sớm. Nhưng dường như người ta sẽ cần phải có nhiều thay đổi sâu xa hơn nữa, và quốc gia này cũng sẽ phải tập thích nghi với các thách thức khác, bao gồm cả tình trạng thiếu nước. Với phần còn lại của thế giới, mọi người cần phải chuẩn bị đối phó với những nguy cơ nhất định mà họ sẽ đối mặt, hiểu rõ và gắn kết các tác động của biến đổi khí hậu với mỗi quyết định họ sẽ đưa ra ngay từ bây giờ khi đồng thời thực hiện các bước cắt giảm phát thải khí nhà kính.
Như vậy, Khi Trái Đất tiếp tục nóng lên, mối rủi ro khí hậu về mặt vật lý sẽ luôn thay đổi. Các mô hình khí hậu và quy luật vật lý căn bản dự báo rằng hiện tượng ấm lên hơn nữa đã “bị khóa chặt lại” trong thập kỷ kế tiếp do quán tính của hệ thống địa vật lý hành tinh, và rằng nền nhiệt sẽ có khả năng tiếp tục tăng lên trong nhiều thập kỷ do quán tính công nghệ – xã hội trong việc cắt giảm phát thải.
Dù tác động trực tiếp từ biến đổi khí hậu mang tính địa phương, nhưng chúng có thể tạo ra những hiệu ứng lan truyền khắp các khu vực và ngành kinh tế, thông qua các hệ thống tài chính và kinh tế xã hội kết nối liên quan đến nhau.
Các cộng đồng và dân cư nghèo nhất sẽ dễ bị tổn thương. Các nền kinh tế mới phát triển sẽ đối mặt với sự gia tăng tác động tiềm tàng lớn nhất đối với khả năng lao động và khả năng sống sót. Nhưng quốc gia nghèo hơn cũng dựa vào nguồn lao động ngoài trời và nguồn lực tự nhiên để sinh sống, nhưng lại có ít phương tiện tài chính để thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của khí hậu.
Theo các chuyên gia của nhóm nghiên cứu, Thành phố Hồ Chí Minh, một đô thị chịu ảnh hưởng bởi khí hậu gió mùa và các trận lũ/triều cường do bão là một ví dụ điển hình. Chúng tôi ước tính thiệt hại trực tiếp về mặt cơ sở hạ tầng từ một trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm, nếu xảy ra ngày hôm nay, sẽ có chi phí từ 200 triệu đến 300 triệu USD. Con số này có thể tăng lên từ 500 triệu đến 1 tỷ USD vào năm 2050, với giả định rằng không có đầu tư thêm về mặt thích nghi biến đổi khí hậu và không bao gồm các tác động có liên quan đến bất động sản. Ngoài thiệt hại trực tiếp này, chúng tôi ước tính các chi phí do tác động lan truyền có thể còn lớn hơn nữa. Chúng sẽ tăng từ 100 triệu USD đến 400 triệu USD ở mức hiện tại lên đến từ 1,5 tỷ đến 8,5 tỷ vào năm 2050. Chúng tôi ước tính rằng có ít nhất 20 tỷ USD của giá trị cơ sở hạ tầng mới hiện được lên kế hoạch xây dựng cho đến năm 2050, hơn gấp đôi số lượng tài sản quan trọng hiện có tại Tp. Hồ Chí Minh. Rất nhiều cơ sở hạng tầng mới này, đặc biệt là hệ thống metro địa phương, đã được thiết kế để chịu đựng được tần số gia tăng của ngập lụt. Tuy nhiên, với kịch bản xấu nhất của mực nước biển dâng 180cm, các ngưỡng chịu đựng này có thể sẽ bị phá vỡ ở nhiều vị trí.
Nguyễn Đạt Ân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây