Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương

http://lienhiephoihaiduong.vn


Bàn về văn hóa uống trà

Trà từ lâu đã trở thành một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Theo trang World Tea News, trà chỉ đứng sau nước lọc về mức độ phổ biến. Thật đáng kinh ngạc khi có tới 25,000 tách trà được tiêu thụ mỗi giây trên toàn cầu, tương đương với 2.16 tỷ cốc mỗi ngày!
trà ướp sen
Có bao nhiêu dòng trà?
Thế giới trà rất rộng lớn, có hàng nghìn sản phẩm trà, tuỳ thuộc nguyên liệu, phương pháp chế biến được chia làm 5 nhóm chính tương đương với 5 hành: Trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Trung Quốc đại diện cho Châu Á, dựa vào định tính là màu nước trà khi pha, chia thành 7 dòng: trắng (bạch trà), xanh (lục trà), ô long xanh (thanh trà), vàng (hoàng trà), đỏ (hồng trà), đen (hắc trà) và trà lên men lâu năm gọi là Phổ Nhĩ. Châu Âu phân loại dựa vào định lượng, là % ô xi hoá,  thường phổ biến 5 dòng: trắng (white tea), xanh (green tea), ô long (oolong tea), trà đen (black tea) và phổ nhĩ (pureh tea).
Phụ thuộc đặc tính từng dòng mà mỗi loại trà có tác dụng với sức khỏe khác nhau. Mỗi người cần hiểu tính chất của từng loại trà để chọn loại phù hợp với mình. Ngoài sở thích, khẩu vị thì cũng nên để ý tới dược tính của trà. Giống như vạn vật trong vũ trụ, không có gì là hoàn toàn tốt hay xấu, chỉ là phù hợp trong hoàn cảnh, thời điểm, đối tượng nào mà thôi. Trà cũng vậy. Có thể chia làm 3 nhóm chính với cách dùng như sau:
– Trà ô xi hoá thấp (dưới 50%) như trắng, xanh thì thường hàm lượng tanin và cafein cao nên lợi tiểu, kích thích thần kinh, có tác thanh nhiệt, giải độc, giúp tỉnh táo, hạ huyết áp, giảm cân, giảm mỡ…Nên phù hợp với người huyết áp cao, nhiệt, uống khi thời tiết nóng thì hợp hơn, nên uống buổi sáng, sau khi ăn 30p. Chú ý với người huyết áp thấp, thận yếu. Bảo quản cần kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là ngăn mát tủ lạnh để giữ được hương vị lâu hơn.
– Trà ô xi hoá trung bình (50%) như ô long xanh: cân bằng, phù hợp với nhiều đối tượng hơn. Nên bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
– Trà ô xi hoá cao (trên 50%), trà lên men lâu năm: như hồng trà, phổ nhĩ…ít kích thích thần kinh, giúp tiêu hoá tốt thậm chí còn có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân có bệnh về hệ tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, trào ngược, viêm loét, làm ấm bụng. Dễ uống, phù hợp với nhiều đối tượng. Có thể uống cả ngày, uống buổi tối, trước và sau khi ăn. Bảo quản khô, ráo, thoáng, mát là Ok. Phổ nhĩ không cần kín.
Tuy nhiên cũng cần nhắc lại: ăn uống, sinh hoạt cần chú ý điều độ, thường xuyên, phù hợp với bản thân là tốt nhất, thái quá (nhiều quá) và bất cập (ít quá) cũng đều không nên.
Phụ thuộc đặc tính từng dòng mà mỗi loại trà có tác dụng với sức khỏe khác nhau. Mỗi người cần hiểu tính chất của từng loại trà để chọn loại phù hợp với mình. Ngoài sở thích, khẩu vị thì cũng nên để ý tới dược tính của trà. Giống như vạn vật trong vũ trụ, không có gì là hoàn toàn tốt hay xấu, chỉ là phù hợp trong hoàn cảnh, thời điểm, đối tượng nào mà thôi. Trà cũng vậy. Có thể chia làm 3 nhóm chính với cách dùng như sau:
– Trà ô xi hoá thấp (dưới 50%) như trắng, xanh thì thường hàm lượng tanin và cafein cao nên lợi tiểu, kích thích thần kinh, có tác thanh nhiệt, giải độc, giúp tỉnh táo, hạ huyết áp, giảm cân, giảm mỡ…Nên phù hợp với người huyết áp cao, nhiệt, uống khi thời tiết nóng thì hợp hơn, nên uống buổi sáng, sau khi ăn 30p. Chú ý với người huyết áp thấp, thận yếu. Bảo quản cần kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là ngăn mát tủ lạnh để giữ được hương vị lâu hơn.
– Trà ô xi hoá trung bình (50%) như ô long xanh: cân bằng, phù hợp với nhiều đối tượng hơn. Nên bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
– Trà ô xi hoá cao (trên 50%), trà lên men lâu năm: như hồng trà, phổ nhĩ…ít kích thích thần kinh, giúp tiêu hoá tốt thậm chí còn có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân có bệnh về hệ tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, trào ngược, viêm loét, làm ấm bụng. Dễ uống, phù hợp với nhiều đối tượng. Có thể uống cả ngày, uống buổi tối, trước và sau khi ăn. Bảo quản khô, ráo, thoáng, mát là Ok. Phổ nhĩ không cần kín.
Tuy nhiên cũng cần nhắc lại: ăn uống, sinh hoạt cần chú ý điều độ, thường xuyên, phù hợp với bản thân là tốt nhất, thái quá (nhiều quá) và bất cập (ít quá) cũng đều không nên.
Trà là một trong số ít cây trồng vẫn được thu hoạch chủ yếu bằng tay. Việc hái bằng tay giúp bảo vệ những chiếc lá mỏng manh khỏi bị bầm dập và cho phép chỉ những lá tốt nhất được sử dụng để pha trà. Mặc dù hiện nay đôi khi người ta sử dụng máy móc để thu hoạch nhưng chúng tạo ra một sản phẩm kém hơn rất nhiều.
trà ướp sen
Trà ướp sen.

Mặc dù có hàng trăm loại trà, nhưng chỉ có sáu loại trà “thật” được công nhận, bao gồm: trà trắng, trà xanh, trà ô long, trà đen (được gọi là trà đỏ ở Trung Quốc), cùng với trà vàng và trà Phổ Nhĩ ít được biết đến hơn. Phần còn lại là hỗn hợp trà và trà thảo mộc được làm từ hoa, rễ, lá cây hoặc vỏ cây. Loại trà này được coi là “dịch truyền” hoặc nước thuốc sắc.
Quy trình làm trà chính thống bắt đầu với việc hong khô lá trà trong một quy trình có thông khí tốt kéo dài từ 12 – 18 giờ, được gọi là làm héo. Làm héo loại bỏ khoảng 50 – 60% hàm lượng nước của lá, làm cho lá mềm hơn và phù hợp hơn với quá trình cán trà sau đó.
Bước tiếp theo là quá trình oxy hóa hoặc lên men. Quá trình oxy hóa là một quá trình lên men xảy ra tự nhiên khi lá được hái và protein trong lá tiếp xúc với không khí. Trong khi sản xuất trà, quá trình oxy hóa càng nhiều, trà càng sẫm màu. Để đẩy nhanh quá trình oxy hóa, một quy trình được gọi là cán trà được sử dụng để làm dập lá và giải phóng nhiều hơi ẩm tiếp xúc với không khí hơn. Để dừng quá trình oxy hóa, lá được làm nóng bằng quá trình sao khô giúp loại bỏ bất kỳ độ ẩm nào còn sót lại.
Chính quá trình oxy hóa đã tạo ra các loại trà khác nhau. Về cơ bản, trà xanh không bị oxy hóa, trà trắng bị oxy hóa khoảng 1% – 10%, trà ô long bị oxy hóa 10% – 85% và trà đen bị oxy hóa 100%. Trà vàng được chế biến tương tự như trà xanh, nhưng thêm một bước trong đó lá vẫn còn độ ẩm, gây ra quá trình oxy hóa nhẹ. Còn trà Phổ Nhĩ thì được lên men bằng các vi sinh vật như nấm men.
Phẩm chất của từng loại trà 
Các lựa chọn để thưởng trà rất nhiều và đa dạng, từ túi trà lọc pha trong một cốc nước nóng đến việc mua riêng một ấm trà bằng đất cho từng loại trà lá rời, với đồ dùng và dụng cụ pha trà thích hợp. Bạn thậm chí có thể tạo chòi hoặc phòng uống trà của riêng mình để thưởng thức trà trong một môi trường thư giãn.
Dù theo cách nào thì bạn cũng nên bắt đầu từ việc tìm hiểu phẩm chất của các loại trà. 
Trà trắng, một trong những loại trà được săn lùng nhiều nhất, được cả những người đam mê trà và những người mới bắt đầu uống trà ưa chuộng. Đây là một loại trà tinh tế được chế biến tối thiểu, có hương vị nhẹ nhàng của hoa và trái cây, vì vậy rất phù hợp cho những người mới làm quen với trà. Theo trang Sencha Tea  Bar, hai trong số những loại trà trắng được ưa chuộng nhất là cây kim tiền và hoa mẫu đơn trắng.
Trà xanh, thường được sao trên chảo theo phương pháp truyền thống của Trung Quốc, có mùi thơm đặc trưng, trong khi trà matcha Nhật Bản, được sản xuất bằng cách nghiền lá trà xanh thành bột mịn, có hương thảo mộc với vị đắng nhẹ và dư vị ngọt ngào.
Trà ô long với hương hoa lưu lại nhẹ nhàng. Các loại trà ô long ít oxy hóa có xu hướng có nhiều hương hoa hơn, trong khi các loại trà oxy hóa nhiều hơn có hương đậm đà và vị mạch nha.
Trà đen chiếm 75% lượng trà tiêu thụ trên toàn cầu với các hương vị khác nhau, tùy thuộc vào khu vực và sự đa dạng của cây chè. Trà Ceylon, được trồng ở Sri Lanka có hương socola đậm đà và cam quýt, trong khi trà đen của Trung Quốc có vị đậm, chát. Trà Ấn Độ Assam mang hương vị mạch nha, vị đất, trong khi trà Darjeeling chứa đựng hương hoa và trái cây. 
Trà Phổ Nhĩ ít được biết đến hơn, phổ biến ở Trung Quốc cùng với trà vàng, có phẩm chất tương tự như trà đen và trà xanh.
Nhiệt độ nước và thời gian pha trà rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến hương vị của trà. Trà xanh nên được pha chế đơn giản nhất và ngâm trong nước ở nhiệt độ từ 150°F -160°F (khoảng 66°C – 70°C) trong 2 – 4 phút. Trà trắng nên được ngâm trong nước ở 180°F (khoảng 82°C) trong 4 – 6 phút, trà ô long ở 190°F (khoảng 88°C) trong 5 – 8 phút và trà đen, là loại khó nhất, trong nước sôi từ 4 – 6 phút.
diệt men
Diệt men trà.

Cách pha trà lạnh
Ngoài thưởng thức theo cách truyền thống thì cách pha trà lạnh cũng rất đáng để thử. Phụ thuộc đặc tính từng dòng mà mỗi loại trà có tác dụng với sức khỏe khác nhau. Mỗi người cần hiểu tính chất của từng loại trà để chọn loại phù hợp với mình. Ngoài sở thích, khẩu vị thì cũng nên để ý tới dược tính của trà. Giống như vạn vật trong vũ trụ, không có gì là hoàn toàn tốt hay xấu, chỉ là phù hợp trong hoàn cảnh, thời điểm, đối tượng nào mà thôi. Trà cũng vậy. Có thể chia làm 3 nhóm chính với cách dùng như sau:
– Trà ô xi hoá thấp (dưới 50%) như trắng, xanh thì thường hàm lượng tanin và cafein cao nên lợi tiểu, kích thích thần kinh, có tác thanh nhiệt, giải độc, giúp tỉnh táo, hạ huyết áp, giảm cân, giảm mỡ…Nên phù hợp với người huyết áp cao, nhiệt, uống khi thời tiết nóng thì hợp hơn, nên uống buổi sáng, sau khi ăn 30p. Chú ý với người huyết áp thấp, thận yếu. Bảo quản cần kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là ngăn mát tủ lạnh để giữ được hương vị lâu hơn.
– Trà ô xi hoá trung bình (50%) như ô long xanh: cân bằng, phù hợp với nhiều đối tượng hơn. Nên bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
– Trà ô xi hoá cao (trên 50%), trà lên men lâu năm: như hồng trà, phổ nhĩ…ít kích thích thần kinh, giúp tiêu hoá tốt thậm chí còn có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân có bệnh về hệ tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, trào ngược, viêm loét, làm ấm bụng. Dễ uống, phù hợp với nhiều đối tượng. Có thể uống cả ngày, uống buổi tối, trước và sau khi ăn. Bảo quản khô, ráo, thoáng, mát là Ok. Phổ nhĩ không cần kín.
Tuy nhiên cũng cần nhắc lại: ăn uống, sinh hoạt cần chú ý điều độ, thường xuyên, phù hợp với bản thân là tốt nhất, thái quá (nhiều quá) và bất cập (ít quá) cũng đều không nên.
Lê Xuân Hiến
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây