Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương
Tham khảo chiến lược Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 từ Thái Lan và Singapore
Thứ tư - 29/11/2023 16:532320
Cuộc cách mạng Công nghiện 4.0 là một xu thế lớn đang diễn ra trên toàn thế giới thu hút nhiều quốc gia cạnh tranh để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, từ năm 2017, Singapore và Thái Lan đã nắm lấy thời cơ, nhanh chóng triển khai các biện pháp chiến lược thực hiện cuộc Cách mạng Công nghiện 4.0.
Trong khi đó, năm 2019 Việt Nam mới đề ra một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ và đang quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm góp phần phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bài viết so sánh hai chiến lược sớm nhất của khu vực là Thái Lan ở Đông Nam Á lục địa và Singapore ở Đông Nam Á hải đảo. Những chiến lược cuộc cách mạng 4.0 Khái niệm Industry 4.0 hay là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution - FIR) được hình thành trên nền tảng của cuộc cách mạng thứ 3 - cuộc cách mạng kỹ thuật số, sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin để tự động hóa hơn nữa quá trình sản xuất 35. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ giới hạn ở tự động hóa, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn bao trùm phạm vi rộng lớn bao gồm các làn sóng phát triển của những đột phá trong các lĩnh vực khác nhau: từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, in 3D, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử 36.
Trong khi Thái Lan và nhiều nước khác trong khu vực đang loay hoay với việc đề ra các biện pháp đột phá công nghệ cụ thể thúc đẩy nền kinh tế của mình, thì Singapore đã nhanh chóng tiến tới việc hoàn thành quá trình biến đổi trong công nghiệp bằng cách tạo ra vừa mềm vừa cứng để hỗ trợ cho công ty và nhân công để hoàn thành Công nghệ 4.0. Vào năm 2016, Hội đồng Phát triển Kinh tế của Singapore (Singapore‟s Economic Development Board - EDB) đã ban hành chiến lược cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tiêu đề “Chỉ dẫn sẵn sàng công nghiệp thông minh Singapore” (Singapore Smart Industry Readiness Index – SSIRI37) đề ra cụ thể các chỉ số để giúp các công ty Singapore lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch chuyển đổi ngành công nghiệp của họ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ gồm 03 khối (Three building blocks) với 08 bản trụ cột (Eight pillars map) dựa trên 16 chiều kích (Sixteen dimensions) đánh giá mà các công ty có thể sử dụng để đánh giá sự sẵn sàng Công nghiệp 4,0 hiện tại của họ. Lý giải việc Chiến lƣợc cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 của Singapore đưa trọng tâm vào các vấn đề liên quan đến sản xuất là vì ngành sản xuất của Singapore chiếm tới một phần năm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Singapore cũng là nhà xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao lớn thứ tư toàn cầu. Trong thập kỷ qua, các nhà sản xuất ở Singapore đã phải đối mặt với áp lực đôi về chi phí lao động cao và gia tăng các hạn chế đối với lao động nƣớc ngoài. Do đó, việc tự động hóa thông minh được coi là liều thuốc để duy trì khả năng cạnh tranh của Singapore với các nước láng giềng trong cung cấp lao động sản xuất với chi phí thấp hơn. Ở Thái Lan, vào năm 2016, chính phủ quân sự đã tiết lộ sáng kiến kinh tế mới nhất của mình có tên là "Thái Lan 4.0" với trọng tâm vào Internet của vạn vật (IoT- Internet of Things), các hệ thống vật lý không gian ảo này tƣơng tác với nhau và với con người theo thời gian thực. Sau đó, thông qua “Internet của các dịch vụ” (IOS – Internet of Services), người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này - đồng nghĩa với sự phức tạp của mạng lưới sản xuất và nhà cung cấp sẽ tăng lên rất nhiều. Thông qua việc kết nối này, các doanh nghiệp sẽ tạo ra những mạng lưới thông minh trong toàn bộ chuỗi giá trị để có thể kiểm soát lẫn nhau một cách tự động, qua đó giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Lý giải việc Chiến lược cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 của Thái Lan đƣa trọng tâm vào IoT là do Thái Lan dựa vào kết quả khảo sát các doanh nghiệp châu Á trong bảng báo cáo “Nền tảng kinh doanh IoT châu Á 2017” (The Asia Internet of Things Business Platform in 2017) chỉ ra các công ty ở Thái Lan có nhiều khả năng khám phá và triển khai các giải pháp IoT nhất khu vực, bởi theo khảo sát, có tới 89% các công ty ở Thái Lan đã sẵn sàng khám phá và triển khai các giải pháp IoT so với 86% ở Malaysia, 83% ở Indonesia, 80% ở Philippines và 79% ở Việt Nam. Thêm vào đó, bảng báo cáo “Nền tảng kinh doanh IoT châu Á 2017” cũng dự báo rằng chi tiêu IoT ở Thái Lan sẽ tăng 1.600% vào năm 2020. So sánh ba nền tảng chiến lược cách mạng công nghiệp 4.0 Sử dụng Robot trong sản xuất: Vào năm 2016, chính phủ Singapore bắt đầu triển khai kế hoạch trị giá 333 triệu USD trong ba năm nhằm hỗ trợ triển khai robot trong ngành dịch vụ và chăm sóc khách hàng, từ bảo vệ cho đến bán hàng, lễ tân. Trong khi đó, Thái Lan không hề tỏ ra lo sợ hàng ngàn việc làm sẽ bị mất đi, chính phủ Thái Lan tin rằng các chính sách mới sẽ thu hút được các hãng sản xuất robot, tạo ra thêm nhiều công việc trong ngành dịch vụ, sản xuất và thiết kế các công cụ mới này. Trong ứng dụng công nghệ in ấn 3D: Việc sử dụng máy in 3D mang lại cho ngành công nghiệp sản xuất của Singapore rẻ hơn và nhanh hơn. Thời gian thiết kế có thể được giảm từ một tuần xuống một ngày, nên các phụ tùng có thể đƣợc sản xuất nhanh chóng mà không cần phải để hàng tồn kho. Mục tiêu ngành sản xuất ứng dụng 3D dự kiến sẽ tăng từ 5,2 tỷ USD trong năm 2015 lên hơn 26,5 tỷ USD năm 2021.Do vậy chính phủ Singapore sẽ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Singapore nhập các máy in 3D và mong muốn các doanh nghiệp hiện nay tìm cách kết hợp việc in ấn 3D vào sản xuất của các công ty hiện nay, nhằm tiến tới việc sử dụng 100% in 3D trong sản xuất. Trong khi đó ở “mục tiêu số 1 Sự thịnh vượng kinh tế” của bản “báo cáo Bốn mục tiêu của Thái Lan 4.0”. Chính phủ Thái Lan đề ra mục tiêu tạo ra một nền kinh tế dựa trên giá trị được thúc đẩy bởi sự đổi mới, công nghệ và sự sáng tạo. Mô hình này nhằm tăng chi cho nghiên cứu và phát triển (R & D) lên 4% GDP, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 5-6% trong vòng 5 năm và tăng thu nhập bình quân đầu người từ 5.470 USD trong năm 2014 lên 15.000 USD vào năm 2032. Trong Internet of Things (IoT): Tại Singapore, ngành Công nghiệp 4.0 sẽ xây dựng trên những bước tiến mà quốc gia này đã tham gia nhƣ là một phần của sáng kiến của Smart Nation để kết hợp công nghệ thông minh vào cuộc sống hàng ngày của người Singapore. Bƣớc tiếp theo sẽ là Chính phủ tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông một cách đáng kể để đảm bảo rằng nó nhanh, an toàn và đáng tin cậy đủ để hỗ trợ hàng trăm tỷ thiết bị công nghiệp kết nối với Internet công nghiệp toàn cầu với mục tiêu của Infocomm Media 2025. Còn Thái Lan nhƣ đã đề cập ở trên, cũng sẽ tích hợp công nghệ Internet of Things vào cơ sở hạ tầng (tàu tốc độ cao, sân bay và cảng nước sâu công nghệ cao). Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trƣơng, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đưa ra 8 chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025, Việt Nam duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nƣớc dẫn đầu ASEAN. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Thuộc nhóm 4 nƣớc dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc. Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc hoàn tất nhiều hiệp định thương mại tự do quy mô lớn thì việc chủ động chuẩn bị những nền tảng cần thiết để tiếp cận thành tựu công nghệ mới từ cuộc cách mạng này sẽ giúp Việt Nam đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhằm góp phần phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bài viết so sánh hai chiến lƣợc sớm nhất của khu vực là Thái Lan ở Đông Nam Á lục địa và Singapore ở Đông Nam Á hải đảo đề ra một số tham khảo sau: Một là, chính phủ cần có một nguồn vốn lớn để cho doanh nghiệp vay vốn để triển khai công nghệ in 3D tại Việt Nam. Việt Nam có thể chọn một số ngành mà Việt Nam có thế mạnh trên thị trƣờng thế giới để hỗ trợ, nhằm sản xuất sản phẩm rẻ hơn cung cấp cho thị trƣờng thế giới. Hai là, do chủ trƣơng của Việt Nam là tiến bộ đi đôi công bằng xã hội, Việt Nam có thể đƣa thêm chỉ tiêu giống của Thái Lan “giảm sự chênh lệch xã hội từ 8,5 lần năm 2010 xuống 4,0 lần vào năm 2032 hoàn toàn chuyển đổi sang hệ thống phúc lợi xã hội trong vòng 20 năm và phát triển ít nhất 20.000 hộ gia đình thành "Nông dân thông minh" trong vòng 5 năm”. Bởi theo số liệu của Thái Lan trong giai đoạn 2004-2010, chênh lệch giữa thu nhập trung bình của 20% hộ khá giả nhất với 20% hộ nghèo nhất đã tăng từ mức 7 lần lên 8,5 lần (do tốc độ tăng thu nhập trung bình hàng năm của nhóm khá giả nhất là 9%, trong khi tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất chỉ là 4%) Ba là, giao cho các công ty viễn thông (trong đó có Viettel) nhanh chóng chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin băng thông rộng, nhanh hơn nhằm để kêu gọi các đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tích hợp internet trong sản xuất. Bốn là, các cơ sở giáo dục mạnh dạn đổi mới nội dung giáo dục với nội dung dạy học sinh cách sử dụng các công nghệ, cách sáng tạo các công nghệ. Chứ sách giáo khoa hiện giờ của ta toàn đề cập đến các thành tựu khoa học thời Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai. Văn Trung Hiếu