Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thứ bảy - 26/11/2022 09:04 547 0
Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh là đặc trưng của mô hình nông thôn mới, phát triển hơn so với mô hình cũ, thể hiện sự tiến bộ về mọi mặt của quá trình phát triển nông thôn, tiến tới thỏa mãn ở mức tốt nhất các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, môi trường và thể chế chính trị ở nông thôn. Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm xuyên suốt và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chiến lược quan trọng, khẳng định vai trò, vị thế của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong tiến trình phát triển đất nước.
Mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh thể hiện các đặc điểm, tính chất: đáp ứng yêu cầu phát triển; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể là phổ biến, có sự đổi mới về mô hình tổ chức, vận hành, bảo vệ môi trường ở nông thôn; đạt hiệu quả cao trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Nông nghiệp sinh thái là nền nông nghiệp sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên (chủ yếu là đất và nước) bằng những phương pháp sinh thái, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội kết hợp lại nhằm đạt được nền sản xuất nông nghiệp bền vững và hiệu quả.Nông nghiệp sinh thái chú trọng việc áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất để môi trường sống không bị hủy diệt và tránh bị ô nhiểm. Nông nghiệp sinh thái hoạt động dựa trên việc triển khai các hệ thống canh tác cải tiến, sử dụng các tập quán và phương pháp kỷ thuật hiện đại, tiên tiến để sản xuất nông nghiệp bền vững, giữ được đất, nước và bảo vệ môi trường.
Nền nông nghiệp hiện đại thế kỷ XXI là một nền nông nghiệp thông minh dựa trên các ứng dụng đổi mới sáng tạo của nông nghiệp sinh thái, kết hợp các phương thức quản trị thông minh, chính xác, áp dụng công nghệ số nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trong điều kiện tiết kiệm nguồn lợi hơn.
Các mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái (như  nông nghiệp bảo tồn, nông lâm kết hợp, nông nghiệp cảnh quan, thâm canh lúa bền vững, hệ thống tổng hợp chăn nuôi và trồng trọt, canh tác hữu cơ…) là những giải pháp chính để thâm canh nông nghiệp dài hạn, hạn chế chuyển đổi rừng sang đất trồng trọt, hạn chế sử dụng vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu…),  giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp và góp phần tăng lưu trữ carbon. Việc chuyển đổi sang nông nghiệp sinh thái cũng sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng, nâng cao năng lực của nông dân trong việc đảm bảo an ninh lương thực, cung ứng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng cường đa dạng sinh học nông nghiệp,  cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống sản xuất trước biến đổi khí hậu, góp phần giúp Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Nông thôn hiện đại là khái niệm chỉ các hoạt động kinh tế, xã hội nông thôn mang tính mới, hiện đại, trên cơ sở áp dụng công nghệ, kỷ thuật tiên tiến trong sản xuất và đời sống ở nông thôn. Nông thôn hiện đại trước hết thể hiện ở sản xuất nông nghiệp hàng hóa hiện đại, thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ phù hợp trong các khâu của chuổi giá trị nông sản kết hợp với các phương thức quản trị hiện đại, phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng miền để bảo đảm sức cạnh tranh, an toàn thực phẩm, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu và các rủi ro phi khí hậu. Găn kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với bảo quản, chế biến và tiêu dùng theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản kết hợp với du lịch nông thôn và bảo vệ môi trường nông thôn. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ chuổi giá trị nông sản, kết nối nông thôn-đô thị, quản trị nông thôn hiện đại, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới bền vững.
Nông dân văn minh là khái niệm chỉ phẩm chất, năng lực, phong cách của người nông dân. Đó là những người nông dân chuyen nghiệp, có trình độ dân trí cao, có kiến thức khoa học kỷ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, có tâm lý tự tin, ý chí thoát nghèo và làm giàu bền vững, biết ngoại ngữ, có kỷ năng sử dụng máy tính, tin học, hiểu biết về hội nhập quốc tế.
Để xây dựng người nông dân văn minh, cần quan tâm việc hỗ trợ học tập, đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh là định hướng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam trong thời gian tới: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh” (1).
Mới đây,vào ngày 16/6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã ký ban hành Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Nghị quyết khẳng định “nông nghiệp là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế. Phát triển nông nghiệp hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản cả ở trong nước và ngoài nước; bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái; khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn.
Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học -công nghệ và đổi mới sáng tạo. Nghị quyết hướng tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới. Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc” (2).
Nguyễn Văn Thanh
Chú thích:
 (1)-Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tập I, tr. 124.
(2)-https://tulieuvankien.dangcongsan.vn› he-thong-van-ban: Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệpnông dânnông thôn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây