Những cách giảm thiểu rác thải đơn giản

Thứ ba - 05/06/2018 16:15 1.250 0
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm chúng ta thải ra một khối lượng nhựa đủ để trải quanh Trái đất bốn lần, có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ trên thế giới song phần lớn lượng rác thải nhựa không được chôn trong các bãi chôn lấp.
Với nhịp độ sử dụng nhựa như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và một phần lớn trong số đó sẽ nằm trong các đại dương nơi mà nó sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ. Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni lông, hộp đựng đồ ăn, cốc,…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Chất thải nhựa trở thành một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội.
Giảm thiểu rác thải không khó, quan trọng là chúng ta có muốn bắt đầu hay không. Nhân ngày Môi trường thế giới 5/6, chúng tôi giới thiệu tới bạn đọc một số cách đơn giản xoay quanh ba chủ đề lớn: Ăn uống - Đi lại - Sống để giảm thiểu rác thải ra môi trường. Chúng ta hãy cố gắng thực hiện những biện pháp sau đây, trong một thời gian nhất định, khoảng một tuần hay ít nhất trong ngày hôm nay để dần dần thay đổi thói quen của mình.
1. Ăn uống thông minh
Biết được nguồn gốc thức ăn hàng ngày của mình sẽ giúp chúng ta có thể thay đổi được cả thói quen ăn uống của mình. Việc người dân thị thành tiếp cận mua đồ ăn đóng gói sẵnsiêu thịthể yếu tố góp phần huỷ hoại môi trường. Bạnbiết rằng trái cây, rau các thực phẩm khácbạn sử dụngnguồn gốc hoặc được trồngđâu không? Các loại thực phẩm này được vận chuyển quãng đường bao xa? Các loại thực phẩm này có thểsẵn từ những nguồn cung ứng gần nhà bạn hơn không?chúng ta cũng cầnnhững giải pháp nhằm giảm thiểu lãng phí thức ăn.
Những việc chúng ta nên làm:

- Nấu ăn rau trồng ở địa phương nơi mình sinh sống, sử dụng rau quả theo mùa, áp dụng công nghệ nấu ăn sử dụng ít tài nguyên.
- Quan sát nhãn mác sản phẩm dịch vụ giúp người tiêu dùng có thể chọn được thực phẩm thông minh
- Sử dụng chất liệu thông minh trong đóng gói thực phẩm: dùng túi các-tông hay túi xanh thân thiệnmôi trường hơn là dùng túi ni-lon.
- Không mua hoa quả rau tươi trái mùa vì các sản phẩm này có thể được vận chuyển từ nơi khác đến.
- Hạn chế sử dụng thịt đỏ.
- Không mua nước khoáng đóng chai nếu nước vòi có thể uống được
- Cố gắng nấu ăn tiết kiệm, tránh lãng phí thức ăn.
in tui giay dung thuc pham
Thay vì dùng túi nilon, hãy dùng túi giấy để tái chế dễ dàng và không nguy hại cho môi trường.
2. Đi lại thông minh
Nhóm hoạt động này liên quan tới việc vận chuyển thông minh đối với hàng hóa con người. Điều này có thể liên quan tới các loại phương tiện giao thông mới, giải pháp tổng thể và sử dụng hiệu quả hơn các loại hình giao thông hiện có để biến các loại hình giao thông này thông minh hơn và tốt hơn cho cả các cá nhân tham gia giao thông và cả thành phố.
- Đi làm bằng hình thức đi chung xe, giảm sử dụng nhiên liệu do đó giảm được lượng phát thải CO2 tiết kiệm tiền.
- Xe bus dành cho học sinh cách hiệu quả để đón trả học sinh.
- Khi đi quãng đường ngắn, nên đi bộ hoặc đi xe đạp
- Thỉnh thoảng dùng phương tiện giao thông công cộng thay cho phương tiện cá nhân.
- Nên sử dụng những sản phẩm phụ gia nhiên liệu thân thiện với môi trường có bán sẵn trên thị trường có thể giảm lượng phát thải CO2 tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.
xe dap
Hãy cân nhắc việc di chuyển bằng xe đạp, vừa có lợi cho sức khỏe vừa giảm thiểu ô nhiễm.
3. Sống thông minh     
Đây nhóm bao gồm các hoạt động đơn giản mỗi người thể làm để có lối sống thông minh hơn. Các hoạt động bao gồm tiêu thụ tiết kiệm điện và nước. Nhóm này cũng bao gồm các sáng kiến về tái sử dụng, tái chế tiết giảm sử dụng các sản phẩm hàng ngày để có thể sử dụng tiếp khi kết thúc vòng đời đầu tiên của sản phẩm.
- Tắt khi không sử dụng thiết bị điện (đèn, vô tuyến, dàn nghe nhạc, máy tính, bình nóng lạnh, hệ thống sưởi, v.v…)
- Khi đầy một mẻ mới đem giặt quần áo hay rửa chén/bát – Điều này sẽ tiết kiệm điện, nước bột giặt, nước rửa chén/bát.
- Đi mua sắm chỉ một lần trong tuần sử dụng các hộp rỗng thay vì túi ni-lon để mang đồ.
- Chỉ đun nước vừa đủ dùng để giảm thời gian năng lượng.
- Phơi quần áo ra ban-công cho khô thay về dùng máy sấy quần áo.
- Tái chế tái sử dụng lọ nhựa, báo, túi, sách vở, quần áo các vật dụng khác. -  - Tìm hiểu về các sáng kiến tái chế ở địa phương sinh sống tích cực hiến tặng các vật liệu có thể tái chế.
- Hãy trồng nhiều cây xanh để tăng khả năng hấp thụ CO2 thải ra xung quanh nhà
Day tre trong cay xanh
Cố gắng trồng thật nhiều cây xanh.
Hà Dương
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây