Một số mô hình tái chế chất thải nhựa trong y tế

Thứ tư - 20/12/2023 08:58 63 0
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng chất thải nhựa thải ra đại dương lớn nhất thế giới, khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trong đó có một phần là chất thải nhựa của ngành y tế.
Thực trạng chất thải nhựa trong ngành y tế
Trong những năm qua, chất thải nhựa của ngành y tế trong tăng dần về số lượng. Theo báo cáo nhanh từ một số bệnh viện về  Cục Quản lý môi trường y tế, tính đến tháng 8/2019 có khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa (khoảng 22 tấn/ngày). Theo kết quả điều tra năm 2020 của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) , chất thải nhựa chiếm từ 5 -11%,  tương đương khoảng 28 tấn/ngày.
Chất thải nhựa trong ngành y tế gồm những loại như sau:
- Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân: cốc uống nước, hộp đựng cơm, ống hút, dĩa, thìa, chai uống nước,…
- Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh: vỉ đựng thuốc, túi đựng dung dịch y tế, vỏ chai thuốc, chai và dây truyền dịch, bơm kim tiêm, găng tay y tế, phim chụp x-quang,…
Năm 2017, Việt Nam chính thức gia nhập danh sách 127 quốc gia thông qua Nghị quyết của Hội đồng Môi trường LHQ về xử lý CTN và chất thải biển.
Năm 2018, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Canada, Thủ tướng Chính phủ đã cam kết hành động cũng như kêu gọi hợp tác toàn cầu trong việc giải quyết vấn đề nhựa  trên biển.
Theo Kế hoạch 1315 KH/BYT ngày 19/11/2019 về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế, đến năm 2022 có 80% các cơ sở y tế không sử dụng bao bì, túi ni lông khó phân hủy trong hoạt động sinh hoạt và để chứa đựng chất thải y tế. Đến năm 2025 đạt 100% các cơ sở y tế không sử dụng bao bì, túi ni lông khó phân hủy trong hoạt động sinh hoạt và để chứa đựng chất thải y tế.
Tại Điều 73 của Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020  
quy định: “Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương”.
Ngày 20/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường.
Trong khi đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phân loại, giảm thiểu chất thải nhựa tại các bệnh viện, cơ sở y tế; chỉ đạo hướng dẫn việc phân loại rác tại bệnh viện, cơ sở y tế; đưa nội dung giảm thiểu chất thải nhựa là một tiêu chí đánh giá cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp; ban hành tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu vệ sinh đối với các sản phẩm nhựa tái chế làm bao bì đựng thực phẩm, các loại nước đóng chai..
Tại Điều 9 của Thông tư 20/2021/TT- BYTngày 26/11/2021 quy định: các cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế sau đây: “1.Mua sắm, lắp đặt, sử dụng vật tư, thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các  nguyên, vật liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng; 2. Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động chuyên môn y tế và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải y tế; 3. Có biện pháp, lộ trình và thực hiện hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông khó phân hủy nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa; 4. Phân loại chất thải nhựa để tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.”
Tại nước ta, nhiều cá nhân và tổ chức môi trường đã đưa ra và thực hiện một số ý tưởng, sáng kiến tái chế chất thải nhựa như: Tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng cây, vườn treo, thành đồ trang trí sử dụng trong gia đình, nhà trường; làm gạch sinh thái từ chai nhựa và rác thải nhựa;…
gạch sinh thái
Gạch sinh thái ecobricks được làm bằng cách nén chặt rác thải nhựa, nilon vào chai nhựa, được dùng trong xây dựng công trình.

 Một số mô hình tái chế chất thải nhựa trong bệnh viện
Mô hình phân loại, xử lý chất thải nhựa lây nhiễm để tái chế tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển (Thành phố Uông Bí - Quảng Ninh):
Quy trình xử lý an toàn chất thải (đánh giá theo QCVN 55 :2013/BTNMT) được bệnh viện áp dụng:  
quy trình
Bệnh viện thực hiện xây dựng các quy trình về quản lý, xử lý  chất thải y tế, chất thải nhựa trong cơ sở y tế, xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa và có lộ trình thực hiện; kiểm tra, đánh giá chặt chẽ theo định kỳ.
Mô hình phân loại chất thải nhựa tại nguồn tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây (Hà Nội):
Quy trình phân loại rác thải nhựa tại Bệnh viện Sơn Tây: Phân định - Phân loại - Thu gom - Đóng gói, lưu trữ - Chuyển giao.
Bệnh viên xây dựng bảng hướng dẫn phân loại chất thải nhựa tại nguồn như sau:
phân loai nhựa
Nhưa số 3, 6, 7 có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất là rất lớn nên cần đặc biệt lưu ý và hạn chế sử dụng các loại này.Chất thải được phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
Đối với chất thải có khả năng tái chế, được cho vào thùng màu trắng. Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế. Tại vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có  bảng hướng dẫn phân loại chất thải y tế. Đối với chất thải nhựa không có khả năng tái chế, cho vào thùng màu xám. Đối với chất thải nhựa thông thường, cho vào thùng màu xanh.
Thùng phân loại chất thải nhựa được đặt tại một số vị trí như: hành lang chung 3 khoa sản, ngoại tổng hợp và chấn thương; Khoa Nhi, Khoa Nội tổng hợp, Khoa chuẩn đoán hình ảnh; phòng khám.
Picture2
Thùng phân loại rác. 

Sau một thời gian thực hiện, chất thải nhựa tái chế thu gom thêm được  60kg/tháng. Chất thải nhựa lây nhiễm được  phân loại ước tính 860kg/tháng tuy nhiên loại chất thải này mới chỉ dừng lại ở phân loại. Lượng chất thải nhựa ước tính phân loại được 923kg/tháng và thu gom tái chế thêm được 60kg/tháng chất thải nhựa.
Ngoài ra, thu gom phân loại chất thải nhựa còn mang lợi ích về kinh tế: Khi chưa thực hiện mô hình phân loại, mỗi tháng mất 77.000 thuê tiền xử lý chất thải tái chế,  sau khi thực hiện mô hình mỗi tháng thu về 128.000 đồng tiền bán chất thải tái chế.
Mô hình sử dụng túi giấy thay thế túi nilong khó phân hủy trong nhà thuốc bệnh viện – Viện Huyết học truyền máu Trung ương:
Túi giấy có những lợi ích:
- Do được làm từ giấy tái chế nên dễ dàng phân hủy trong môi trường kết hợp với việc có thể tái sử dụng nhiều lần nên có thể hạn chế lượng khí thải ra môi trường, có ý nghĩa quan trọng giúp bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
- Việc sử dụng túi giấy bảo vệ môi trường và tái chế nhiều lần giúp cho nhu cầu sử dụng giấy ít hơn nên bảo tồn rừng tự nhiên tốt và không xảy ra tình trạng chặt phá rừng tràn lan gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho tự nhiên và con người
- Ngược lại với các loại túi nhựa, túi nilon, sử dụng mẫu in túi giấy tái chế giúp giảm lượng khí thải CO2, giảm chất thải rắn, giảm nước thải và cải thiện chất lượng nước giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên, tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường.
Chính vì vậy việc sử dụng túi giấy đựng thuốc vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa gây thiện cảm với khách hàng. Ngoài ra,việc sử dung túi giấy y tế là một cách marketing cực kì hiệu quả cho phòng khám, hiệu thuốc nhờ logo được in nổi bật cũng như các thông tin chi tiết được cung cấp đầy đủ, giúp khách hàng dễ dàng nhớ được tên, địa chỉ. Túi giấy giúp bảo quản thuốc tốt hơn túi nilon.
Sau khi sử dụng túi giấy tại nhà thuốc, nhận thấy nhiều lợi ích giảm thiểu chất thải nhựa.
Lợi ích về môi trường : giảm chất thải là nilon khó phân hủy ra môi trường, giảm lượng chất thải nhựa nguy hại khi phân loại chính xác các loại chất thải, giảm khối lượng chất thải phải xử lý, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ cảnh quan bệnh viện xanh sạch đẹp,
Lợi ích về kinh tế: Bước đầu một số BV đã đem lại lợi ích về kinh thế khi thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa
+ BV Việt Nam Thụy điển – Uông Bí hơn 600 triệu/năm
+ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh: 300 triệu đ/năm
+ Bệnh viện đa khoa – Khu vực Cẩm Phả: 100 triệu đ/năm
+ Bệnh viện đa khoa Sơn Tây: 205.000 đ/tháng
Để những mô hình phân loại chất thải nhựa trong ngành y tế duy trì tính bền vững cần phải có kế hoạch dài, sự vào cuộc của Bộ, ngành, các bệnh viện, đồng thời nâng cao ý thức của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Vũ Thị Mai Lan
Hội Điều dưỡng tỉnh Hải Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây