Kết quả và giải pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương (2011-2015)

Thứ năm - 28/01/2016 15:36 347 0
Trên cơ sở quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020, Tỉnh ủy Hải Dương đã xây dựng Chương trình hành động số 32/CTr-TU ngày 24/10/2008; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV xác định đến năm 2015 toàn tỉnh có 25% số xã (58 xã) đạt chuẩn NTM; đặc biệt gần đây nhất Tỉnh ủy Hải Dương đã ra Nghị quyết số 14/NQ-TU ngày 24/9/2013 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM đến năm 2020, trong đó khẳng định mục tiêu đã đề ra tại Đại hội XV Đảng bộ tỉnh.
Với tinh thần chỉ đạo tập trung quyết liệt, đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã chung sức xây dựng NTM, sau hơn 4 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, thể hiện qua số liệu dưới đây:

Căn cứ vào bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, ®ến nay đã có 100% số xã hoàn thành quy hoạch NTM; giao thông nông thôn có 58/226 xã đạt, thủy lợi 35/226 xã đạt, điện nông thôn 225/226 xã đạt; cơ sở vật chất trường học có 48/226 xã đạt; chợ nông thôn 165/226 xã đạt; bưu điện có 218/226 xã đạt; nhà ở dân cư có 203/226 xã đạt; thu nhập có 80/226 xã đạt; hộ nghèo có 50/226 xã đạt; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên có 198/226 xã đạt; hình thức tổ chức sản xuất có 211/226 xã đạt; giáo dục có 179/226 xã đạt; y tế có 172/226 xã đạt; văn hóa có 128/226 xã đạt; môi trường có 108/226 xã đạt; hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh có 195/226 xã đạt; an ninh trật tự xã hội có 206/226 xã đạt. Tháng 3/2011 khi bắt đầu thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, bình quân số tiêu chí đạt/1 xã là 6,7; đến nay (quý I n¨m 2015) số tiêu chí bình quân 1 xã đạt 12,4 tăng 5,7 tiêu chí/1 xã. Nguồn lực huy động đầu tư xây dựng NTM trong 5 năm qua là 20.600 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp là 2.350,6 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình vào địa bàn nông thôn là 838,8 tỷ đồng; vốn tín dụng là 12.421 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp đầu tư 2.116,2 tỷ đồng; vốn đóng góp của nhân dân (bằng tiền, ngày công, hiến đất) 2.771,4 tỷ đồng; vốn tài trợ, ủng hộ 102 tỷ đồng. ĐÕn 30/12/2014, UBND tØnh ®· ra quyÕt ®Þnh c«ng nhËn 13 xã/226 xã đạt chuẩn NTM bằng 5,75% số xã toµn tỉnh gồm có Nhân Quyền - Bình Giang; Tân Dân - Thị xã Chí Linh; Quang Minh - Gia Lộc; Đức Chính, Cẩm Sơn - Cẩm Giàng; An Lâm - Nam Sách; Thanh Bính - Thanh Hà; Tứ Xuyên - Tứ Kỳ; Cổ Dũng, Cộng Hòa - Kim Thành; An Châu - TP Hải Dương; Bạch Đằng, Thượng Quận - Kinh Môn. Năm 2015 có 43 xã tiếp tục đăng ký hoàn thành 19 tiêu chí NTM (gồm 5 xã đăng ký năm 2014 và 38 xã đăng ký mới)

13 xã về đích đầu tiên của tỉnh năm 2014, đó là những xã tiêu biểu trong  phong trào thi đua xây dựng NTM đã có nhiều cố gắng nỗ lực vượt bậc, khắc phục mọi khó khăn, năng động sáng tạo trong huy động nguồn lực, khơi dậy lòng tự hào, sự quyết tâm của nhân dân trong xã. Đối với những xã này đều có hạ tầng hiện đại, sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, những nét đẹp văn hóa và môi trường sinh thái được giữ gìn, duy trì và bảo vệ. Đã có nhiều mô hình hay cần được nhân rộng trong xây dựng NTM như hiến đất mở đường trong thôn xóm, ngoài đồng ruộng; làm kênh tưới cạnh đường giao thông nội đồng giúp giảm chi phí và diện tích xây dựng;  phát triển thương mại và dịch vụ nông thôn gắn với tiêu thụ nông sản; hình thành cánh đồng lớn sản xuất lúa rau màu và cây đặc sản v.v...

Có được kết quả trên, trong những năm qua chúng ta đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động và đào tạo tập huấn về nội dung, bước đi và giải pháp thực hiện chương trình NTM cho 100% cán bộ cơ sở, cán bộ các đoàn thể chính trị xã hội, hội nghề nghiệp và phổ biến tới hàng vạn lượt cán bộ và nhân dân ở các địa phương. Đã thực hiện tốt phong trào chung sức xây dựng NTM, phong trào làm theo gương Bác thi đua đẩy mạnh xây dựng NTM. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, trước hết phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 tăng trưởng khá 2,3%/năm, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá cố định 2010) năm 2014 đạt 16.125 tỷ đồng tăng 3,1% so với năm 2013, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tích cực. Đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa như hành, tỏi (Nam Sách, Kinh Môn) diện tích 4.900 ha, sản lượng 46.000 tấn; cà rốt (Cẩm Giàng, Nam Sách) diện tích 1.400 ha, sản lượng 45.000 tấn; rau bắp cải, súp lơ, su hào (Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ) diện tích 4.600 ha, sản lượng 12.600 tấn; bí xanh (Bình Giang) diện tích 1.130 ha, sản lượng 30.000 tấn; củ đậu (Kim Thành) diện tích 700 ha, sản lượng 32.000 tấn. Giá trị sản xuất/1ha đất trồng trọt của cây rau màu đạt hiệu quả cao, có nhiều vùng sản xuất tập trung giá trị sản xuất/1 ha đạt từ 150 - 300 triệu đồng/năm. Cá biệt có vùng đạt trên 400 triệu đồng/năm (Kim Thành, Gia Lộc, Cẩm Giàng). Sản xuất cây ăn quả tiếp tục được duy trì ở mức 22.400 ha, trong đó diện tích cây vải 10.700 ha, sản lượng vải đạt 48.206 tấn, tăng 5,5% so với năm 2013; diện tích ổi 1.565 ha, diện tích chuối 2.097 ha. Đã xây dựng được 78 ha vải theo quy trình VietGap.

Ch¨n nu«i ph¸t triÓn æn ®Þnh sản lượng thịt hơi các loại năm 2014 đạt 122.619 tấn tăng 26.900 tấn bằng 28,3% so năm 2009. Chăn nuôi gia trại và trang trại phát triển, toàn tỉnh có 22.000 hộ chăn nuôi gia trại, 425 trang trại chiếm tỷ trọng 35% giá trị so toàn ngành chăn nuôi, đã xây dựng được 8 khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung có quy mô 3 ha trở lên/khu tại các huyện Bình Giang, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Nam Sách, Thanh Hà bước đầu cho hiệu quả cao. Xây dựng thành công 01 cơ sở giết mổ tập trung tại thành phố Hải Dương, giết mổ 300 lợn thịt và 2.000 gia cầm/ngày. Chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ giảm dần, chất lượng đàn lợn ngày được cải thiện (100% lợn thịt có 50% máu ngoại trở lên) cho tỷ lệ thịt nạc đạt 40 - 55%. Đã nâng cấp được 21 chợ thực phẩm tươi sống, xây dựng được 9 cơ sở giết mổ liên gia cấp xã. Công tác thú y phòng chống dịch bệnh hoạt động có hiệu quả, số ổ dịch và quy mô đàn gia súc, gia cầm phải tiêu hủy ngày một giảm. Năm 2013 không có ổ dịch nào xảy ra. Hạn chế mức độ thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho người chăn nuôi và ngân sách Nhà nước.

Sản xuất thủy sản tiếp tục tăng trưởng khá, giai đoạn 2009 - 2014 diện tích nuôi thủy sản ở mức 10.300 - 10.500 ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản liên tục tăng năm 2009 đạt 50.400 tấn, năm 2014 đạt 63.706 tấn tăng 26,4% so năm 2009, năng suất cá nuôi bình quân đạt 6,33 tấn/ha (là địa phương có năng suất cao nhất trong các tỉnh Bắc Bộ). Toàn tỉnh có 5 huyện, thị xã tổ chức nuôi cá lồng trên sông. Có 87 hộ nuôi cá lồng với 1.358 lồng cho sản lượng 3.800 tấn góp phần nâng cao sản lượng cá toàn tỉnh. Đã hình thành được 15 vùng nuôi thủy sản quy mô tập trung từ 10 ha trở lên, trong đó có 7 vùng diện tích 50 ha trở lên đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chú trọng phát triển kinh tế nông thôn: Kinh tế ở khu vực này chiếm gần 60% GDP toàn tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ năm 2009 tỷ lệ tương ứng là 24,5% - 44,3% - 31,2%. Năm 2014: 16,5% - 51,2% - 32,3%. Toàn tỉnh hiện có 10 khu công nghiệp, 36 cụm công nghiệp, nhiều khu thương mại vừa và nhỏ, hình thành nhiều điểm công nghiệp, làng nghề ở nông thôn. Đã sử dụng hàng chục nghìn lao động trong nông thôn, đặc biệt là những lao động trẻ có tay nghề.

Ngành nghề, làng nghề được quan tâm đầu tư, hiện toàn tỉnh có 50 xã có làng nghề với tổng số 61 làng nghề. Các làng nghề đã thu hút trên 45.000 lao động nông thôn.

Phát triển nhanh mạng lưới điện nông thôn: Hơn 5 năm qua hạ tầng nông thôn được xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo do đó tỷ lệ thất thoát điện năng giảm. Toàn tỉnh có 100% số xã, thôn có điện lưới, 100% số hộ nông dân được hưởng giá điện theo quy định của Nhà nước.

Giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng: Hải Dương hoàn thành vượt mức và về đích trước 10 năm mục tiêu về phát triển giao thông nông thôn mà Nghị quyết số 26/NQ-TW Trung ương Đảng đề ra. Đến nay toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đi lại đến thôn xóm, trong đó có 70% số xã đã cứng hóa hoặc trải nhựa. Đường trục xã, liên xã đạt chuẩn 1.192/1.288 km; đường trục thôn đạt chuẩn 2.084/2.272 km; đường ngõ xóm đạt chuẩn 2.385/2.693 km; đường trục chính nội đồng đạt chuẩn 1.102/2.367 km. Điển hình là các xã: Kiến Quốc, Vĩnh Hòa, Nghĩa An - Ninh Giang; Tứ Xuyên, An Thanh - Tứ Kỳ; Quang Minh, Đồng Quang - Gia Lộc; Ái Quốc, An Châu - TP Hải Dương; An Lâm, Hợp Tiến - Nam Sách, Hoàng Tiến, Tân Dân - Thị xã Chí Linh; Bạch Đằng, Thượng Quận - Kinh Môn; Cổ Dũng, Cộng Hòa - Kim Thành; Nhân Quyền - Bình Giang; Cẩm Sơn, Đức Chính - Cẩm Giàng ...

Phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế nông thôn: Đến nay toàn tỉnh có 100% số xã có trường mẫu giáo/mầm non, 100% số xã có trường tiểu học, 99,1% số xã có trường THCS và có 23 xã có trường THPT. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng, cả tỉnh có 380 trường phổ thông đạt chuẩn, có 100% số xã có trường tiểu học và trung học được kiên cố hóa.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa cùng với việc mở mang mạng lưới y tế công, hệ thống khám chữa bệnh y tế tư nhân được hình thành và phát triển góp phần quan trọng vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 100% số xã có sổ khám chữa bệnh cho người nghèo; 100% số thôn có cán bộ y tế; khám chữa bệnh ở khu vực nông thôn ngày được tốt hơn. 100% số xã có Trạm y tế, trong đó 81% số trạm được kiên cố hóa. Số xã có Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia 172/226. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 68%.

Mạng lưới thông tin, văn hóa, thể dục - thể thao được quan tâm đầu tư  phát triển, đã có 100% số xã có dịch vụ điện thoại, 100% cơ sở được kết nối Internet băng thông rộng; 180 xã có bưu điện văn hóa. Xây dựng được 1.329/1.431 nhà văn hóa thôn, khu dân cư. Đã có 994 làng/1431 làng đạt danh hiệu làng văn hóa. Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được duy trì rộng khắp ở nông thôn, duy trì tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, 15% số gia đình được công nhận gia đình thể thao.

TËp trung gi¶i quyÕt vÊn ®Ò nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ hộ nông dân được dùng nước hợp vệ sinh là 92%, trong đó nước sạch đạt 67%; trên 80% số hộ nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; trên 70% hộ nông dân có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; 100% các trường mầm non và phổ thông, Trạm y tế xã có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Toàn tỉnh đã xây dựng được 115 bãi rác xử lý tập trung với tổng số tiền đầu tư trên 50 tỷ đồng, xây dựng 1.600 bể thu gom rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật; đầu tư trên 6 tỷ đồng hỗ trợ xử lý rơm rạ dư thừa sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ. Hầu hết các xã có tổ thu gom rác thải.

Có thể khẳng định chương trình MTQG xây dựng NTM, là chương trình đã thực sự làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn, thời kỳ đầu (tháng 3/2011) khi bắt tay vào thực hiện chương trình, bình quân mỗi xã mới đạt 6,7 tiêu chí; đến nay đã đạt 12,4 tiêu chí/ 1 xã tăng 5,7 tiêu chí/xã. Kết cấu hạ tầng ngày càng khang trang và hiện đại; sản xuất phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của người dân ngày được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người 2014 khu vực nông thôn đạt 28,6 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 4,27%. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM còn có những hạn chế, đó là: Ở một số Ban chỉ đạo cấp xã còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của cấp trên, chưa có giải pháp hiệu quả trong huy động nguồn lực và sức dân. Một số xã mới quan tâm đến xây dựng kết cấu hạ tầng, chưa quan tâm đến chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập kinh tế hộ nông dân, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách xã chủ yếu trông từ đấu giá quyền sử dụng đất, trong khi đó thị trường bất động sản thời gian qua trầm lắng nên nguồn thu này chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, sự đóng góp của người dân cũng có hạn nên nguồn vốn từ nội lực xây dựng NTM còn khó khăn, nhất là phấn đấu đạt các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội, y tế. Đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn còn ít vì hiệu quả thấp, rủi ro cao, thu hồi vốn chậm. Vì vậy đến nay toàn tỉnh mới có 13/226 đã đạt chuẩn NTM (bằng 5,75%) thấp hơn mức bình quân chung của cả nước (8,8%) và còn thấp nhiều so với mục tiêu đề ra đến năm 2015 (25% số xã).

Trước tình hình trên, để chương trình MTQG xây dựng NTM sớm đạt được mục tiêu đề ra vào cuối năm 2015, cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng NTM từ tỉnh xuống cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các xã trên địa bàn, nhất là xã phấn đấu thực hiện chuẩn NTM vào cuối năm 2015.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức phát huy cao độ sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân trong việc tập trung nguồn lực phát triển sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh kinh tế nông thôn, tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua chung sức xây dựng NTM.

Tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, nhất là các tiêu chí như giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục y tế trên cơ sở phát huy nội lực và sử dụng lồng ghép các nguồn vốn được đầu tư.

Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, triển khai có hiệu quả 2 đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và đề án phát triển chăn nuôi thủy sản tập trung quy mô, chất lượng gắn với bảo vệ môi trường giai đoạn 2011 - 2015.

Phát triển đồng bộ giáo dục y tế và xây dựng đời sống văn hóa NTM, giữ vững an ninh trật tự ở nông thôn. Trong đó coi trọng xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng thôn, xã; cải thiện chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh; thực hiện tốt chính sách Bảo hiểm y tế cho người dân nông thôn. Giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn, chú trọng và nhân rộng mô hình tự quản về an ninh trật tự ở thôn, xóm; phát huy vai trò của các đoàn thể và người có uy tín trong cộng đồng.

Để sớm đạt được mục tiêu của chương trình NTM đến năm 2015, ngoài những giải pháp đã nêu ở trên, chúng tôi đề nghị Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí theo cơ chế đặc thù cho các xã đã đăng ký đạt chuẩn NTM vào năm 2015, trên cơ sở rà soát kiểm tra thực tế từ đó đầu tư nguồn vốn có trọng tâm, trọng điểm. Ngoài ra, tỉnh cũng cần quan tâm đến các xã còn khó khăn, đạt ít tiêu chí (toàn tỉnh hiện có 100 xã đạt từ 6 - 11 tiêu chí) để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh.

Ths. Nguyễn Văn Tịnh - Chuyên viên cao cấp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây