Dịch tả heo Châu Phi, những cách phòng bệnh hiệu quả

Thứ tư - 20/03/2019 23:13 1.392 0
Ở nước ta, theo Cục Thú y Bộ Nông nghiệp và PTNT đến nay (10/3/2019) bệnh Dịch tả heo Châu Phi (ASF) đã xuất hiện từ khoảng giữa tháng 2/2019, đầu tiên tại 2 hộ chăn nuôi ở 2 xã của tỉnh Hưng Yên và 6 hộ chăn nuôi của tỉnh Thái Bình. Riêng đối với tỉnh Hải Dương bệnh ASF xảy ra tại xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn từ ngày 1/3/2019 tại 1 hộ nuôi 95 lợn thịt, đã tiêu hủy số lợn mắc bệnh và 2 hộ chăn nuôi lợn xung quanh.
           Bệnh ASF do virus gây ra, thuộc giống Asfivirus, có bộ gen là AND, đường kính virus là 175 – 215nm.
1
 

          Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Châu Phi. Lợn mắc bệnh có các biểu hiện tiêu chảy, sốt cao, nôn mửa và chết.

                                                                     Sự khác nhau giữa ASF và Dịch
2

          Cho đến nay, chưa có vaccine tiêm phòng cho bệnh dịch tả heo Châu Phi. Dù heo được tiêm phòng dịch tả heo cổ điển, thì vẫn mắc dịch tả heo Châu Phi bình thường nếu tiếp xúc với mầm bệnh.
Lịch sử của bệnh ASF
         Bệnh ASF lần đầu tiên xuất hiện ở Kenya, châu Phi vào năm 1921 và từ đó trở thành dịch bệnh địa phương tại nhiều nước châu Phi. Năm 1957 ASF được phát hiện tại châu Âu và đến nay dịch bệnh này xuất hiện ở nhiều nước châu Âu như:
Armenia và Liên bang Nga vào năm 2007, sau đó bệnh cũng được phát hiện tại một số nước châu Mỹ. Từ năm 2007 ASF đã có mặt ở châu Á. Theo tổ chức thú y thế giới (OIE) tính từ năm 2017 đến 20/9/2018 đã có 19 quốc gia có bệnh ASF thuộc châu Phi, châu Âu, châu Á.
        Tại Trung Quốc là nước có chung đường biên giới với Việt Nam đã xuất hiện ASF từ đầu tháng 8/2018 đến nay, dịch đã lây lan ra 28 tỉnh, thành phố. Số lợn mắc bệnh ASF ở các nước trên trong thời gian qua đã lên tới hàng trăm nghìn con và buộc phải tiêu hủy trên 800 nghìn con gây thiệt hại hàng triệu Đô la cho nền kinh tế của Nhà nước và người chăn nuôi.
Tốc độ lây lan ở Trung Quốc
 
3

Đặc điểm của virus ASF
        Virus có sức đề kháng cao với ngoại cảnh: Thịt bảo quản lạnh  2 – 4 độ C, sống 1 – 1,5 năm; Phân: 11 ngày; Chuồng nuôi: ít nhất 1 tháng; Xương, thịt sống: 140 ngày ở nhiệt độ 3 – 4 độ; Thịt đông lạnh : Sống nhiều năm.
        Virus rất khó bị tiêu diệt ở nhiệt độ dưới 70 độ C và pH thay đổi. Virus dễ bị chết khi nhiệt độ trên 70 độ. Các chất sát trùng như vôi bột, Cloramine… diệt virus dễ dàng, cồn Iodine diệt virus kém hơn, cần phải pha đặc. Virus  chỉ gây bệnh trên heo, không gây bệnh trên các loài động vật khác.
        Bệnh này chỉ lây qua tiếp xúc trực tiếp có nghĩa là không lây được qua đường không khí.
Tiếp xúc trực tiếp là thế nào: Chỉ cần 1 con virus xâm nhập được vào trại chăn nuôi, sau một vài ngày ủ bệnh nó có thể nhân lên đến cả triệu con. Vì vậy muốn phòng tránh bệnh chỉ có cách không tiếp xúc. 
       Các hình thức lây lan ở Việt Nam
- Tiếp xúc trực tiếp: Chủ trại, khách vào thăm, chó mèo thả giông
- Ruồi, ve hút máu
- Phương tiện vận chuyển
- Thức ăn thừa không nấu chín
Biểu hiện của bệnh ASF
- Thời gian ủ bệnh từ 5 – 14 ngày, nếu do bị ve đốt có thể phát bệnh nhanh hơn dưới 5 ngày
- Mọi triệu chứng đều rất giống dịch tả heo cổ điển: Sốt cao, thở gấp, run dẩy, bỏ ăn, tiêu chảy, chết nhanh
+ Thể cấp tính: Heo kém ăn, bỏ ăn, sốt cao, xuất huyết các vùng da mỏng, hội chứng xanh tím, thường nằm nghiêng, khó thở. Heo nái sảy thai. Tiêu chảy dùng kháng sinh không khỏi, phân có thể lẫn máu
+ Thể mãn tính: Xuất huyết ở vùng da tai, bụng, bẹn. Heo gầy còm, đi đứng siêu vẹo, đôi khi có biểu hiện sưng khớp.
Bệnh tích của bệnh: nách sưng, nhồi huyết, mềm, dễ vỡ, Thận sưng, xuất huyết đinh ghim. Màng bao tim tích nước. Chất chưa trong dạ dày có thể lẫn máu. Phù nề ở phổi và túi mật.
Giải pháp ngăn ngừa bệnh ASF
        Phương pháp phòng ngừa ASF từ bên ngoài:
+ Không mua thịt lợn không rõ nguồn gốc
+ Không chế biến và ăn thịt lợn rừng không rõ nguồn gốc
+ Chủ trại cần tắm và thay quần áo trước khi vào khu vực chăn nuôi “ tránh tâm lý người nhà”
+ Xử lý sát trùng rắc vôi bột đã tôi đường đi lối lại và xung quanh khu vực chăn nuôi, tuần 2 lần.
+ Chủ trại cần tắm và thay quần áo trước khi vào khu vực chăn nuôi “ tránh tâm lý người nhà”
+ Các thức ăn tận dụng cần được nấu chín trước khi cho heo ăn
Phương pháp phòng bệnh từ bên trong:
+ Vôi bột rắc đường đi lối lại độ dày 1- 2 cm, từ khoảng cách chân tường ra bên ngoài 3 – 5 mét.
+ Thực hiện quy trình vaccine đầy đủ: Tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng, Circo…
+ Chống stress và nâng cao sức đề kháng cho heo
+ Sử dụng Probiotic Giúp hệ vi nhung mao đường ruột của heo phát triển mạnh, ức chế sự phát triển của Virus, Tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển; Phòng và điều trị các bệnh do E.coli, Thương hàn, viêm ruột hoại tử…
+ Vaccine: làm đầy đủ các loại vaccine PRRS; Lở mồm long móng, Dịch tả heo cổ điển, Còi cọc heo…
        Hiện tại chưa có phương pháp nào có thể điều trị được ASF, khi phát hiện chỉ có cách báo ngay cho bác sỹ thú y và cơ quan thú y để có biện pháp xử lý khoanh vùng phù hợp không để dịch bệnh lan rộng.
Kỹ sư chăn nuôi Nguyễn Văn Mỹ




 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây