Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương
Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Thứ năm - 10/10/2024 15:4640
Ngày 21/10/2024, UBND tỉnh ban hành kế hoạch Triển khai Sổ sức khỏe điện tử; Kiosk khám bệnh, chữa bệnh và các mô hình, nhiệm vụ của Đề án 06 thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh.
Mục đích của kế hoạch nhằm quản lý đồng bộ dữ liệu hồ sơ sức khỏe của người dân trên môi trường mạng, hình thành kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe của tỉnh được kết nối, liên thông với kho dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của Bộ Y tế và các hệ thống thông tin khác nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ công tác quản lý chuyên ngành Y tế; Tích hợp dữ liệu Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID giúp người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe của bản thân trên không gian mạng liên tục, suốt đời; chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, giảm chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch, Sở Y tế thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng hạ tầng, đường truyền của các đơn vị y tế để đảm bảo việc triển khai ứng dụng có liên quan. Trên cơ sở rà soát hạ tầng công nghệ thông tin và đề xuất kinh phí của các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất kinh phí triển khai các nhiệm vụ, mô hình của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với Sở Thông tin & Truyền thông và Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia - Bộ Y tế tổ chức tập huấn cho các cơ sở y tế triển khai các mô hình, nhiệm vụ của Đề án 06 thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh xây dựng, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các Quy chế quản lý, vận hành khai thác sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các nhiệm vụ chuyển đổi số, Đề án 06 thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích, tiện ích của việc triển khai các mô hình, nhiệm vụ của Đề án 06 thuộc lĩnh vực y tế, trong đó chú trọng triển khai tuyên truyền, vận động cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trong việc phối hợp hoàn thành tiến độ, lộ trình thực hiện Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử; Sổ sức khỏe điện tử; Giấy hẹn tái khám, Giấy chuyển tuyến, liên thông kết của xét nghiệm,… trên ứng dụng VNeID cho người dân trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh khẩn trương hoàn thành việc đăng ký cấp chữ ký số chuyên dùng công vụ, chữ ký số công cộng phục vụ việc liên thông dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh trên ứng dụng VNeID theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo triển khai thực hiện tiến độ, lộ trình các nhiệm vụ, mô hình của Đề án 06 theo đúng quy định hiện hành.
Kiosk khám chữa bệnh ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương.
Cài đặt các thành phần của Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử Cài đặt các thành phần của “Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử” gồm phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử dành cho cơ sở y tế và cổng tra cứu hồ sơ sức khỏe điện tử lên hạ tầng đã được bố trí; bổ sung “chứng chỉ ssl” cho tên miền và trang bị các phần mềm hệ thống kèm theo Tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử ban đầu Hồ sơ sức khỏe điện tử ban đầu được tạo lập bằng một hoặc nhiều hình thức như sau:- Sử dụng dữ liệu từ hệ thống tiêm chủng COVID-19, tiêm chủng quốc gia cho Bộ Y tế cung cấp.- Nguồn dữ liệu công dân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Cục C06, Bộ Công an cung cấp. Tích hợp dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Đối với những người dân chưa có trong cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử: cập nhật thông tin ngay sau khi người dân khám bệnh, chữa bệnh hoặc tổ chức khám sức khỏe cho từng người dân để nhập thông tin vào Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử (đối tượng người cao tuổi, học sinh sinh viên, công nhân,…) Kiosk khám bệnh, chữa bệnh; thanh toán viện phí không dùng tiền mặt; sử dụng thẻ Căn cước công dân/Căn cước, ứng dụng VNeID thay thế thẻ BHYT Tăng cường công tác vận động xã hội hóa, cân đối nguồn thu của đơn vị hoặc đề xuất nhu cầu sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để tổ chức mua sắm, đấu thầu, lắp đặt và đưa vào sử dụng các Kiosk khám bệnh, chữa bệnh gắn với thanh toán viện phí không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế tuyến huyện hoặc tương đương trở lên (trừ Bệnh viện Phong Chí Linh). Tiếp tục triển khai sử dụng thẻ CCCD/CC, số định danh cá nhân, ứng dụng VNeID thay thế thẻ BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các mô hình, nhiệm vụ: (1) Mô hình đăng ký lưu trú bệnh nhân nội trú qua ứng dụng ASM; (2) Liên thông dữ liệu khám sức khỏe phục vụ cấp đổi giấy phép lái xe; (3) Liên thông dữ liệu Giấy chứng sinh, Giấy báo tử triển khai 02 nhóm thủ tục hành chính trong đó có đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử. Kịp thời triển khai các mô hình, nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực y tế theo chỉ đạo của Chính phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và các Bộ, ngành đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Những kết quả cụ thể Trong thời gian qua, ngành y tế đã triển khai một số mô hình của Đề án 06 như: Mô hình đăng ký khám, chữa bệnh bằng CCCD gắn chip, ứng dụng VNeID thay thế thẻ BHYT; mô hình đăng ký lưu trú bệnh nhân nội trú qua ứng dụng ASM; mô hình triển khai tích hợp thông tin Sổ sức khỏe điện tử trên VneID; mô hình triển khai Kiosk đăng ký khám, chữa bệnh; mô hình liên thông dữ liệu khám sức khỏe phục vụ cấp đổi giấy phép lái xe và mô hình liên thông Giấy chứng sinh, Giấy báo tử phục vụ triển khai 02 nhóm dịch vụ liên thông Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Kết quả triển khai, mô hình đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bằng CCCD gắn chip, ứng dụng VNeID thay thế thẻ BHYT. Tính đến ngày 14/9/2024, toàn tỉnh có số CCCD/ĐDCN được đồng bộ với thẻ BHYT còn hiệu lực để đi khám chữa bệnh bằng CCCD là 1.753.222/1.758.498 người, đạt tỷ lệ 99,7%. 285/285 (100%) cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD (đạt tỷ lệ 100%) với 100.155 lượt tra cứu, trong đó có 98.785 lượt tra cứu thành công phục vụ khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip, đạt tỷ lệ 98,63%. Mô hình đăng ký lưu trú bệnh nhân nội trú qua ứng dụng ASM: 100% cơ sở khám chữa bệnh nội trú thuộc Sở Y tế quản lý đã thực hiện đăng ký lưu trú qua VNeID hoặc ASM. Mô hình triển khai tích hợp thông tin Sổ sức khỏe điện tử trên VneID. Ngày 30/9/2024 Trung tâm Thông tin Y tế quốc gia – Bộ Y tế đã tiến hành cài đặt ứng dụng Hồ sơ sức khỏe điện tử trên hạ tầng CNTT của tỉnh (thông qua Sở Thông tin và truyền thông), đồng thời cập nhật, làm sạch dữ liệu tiêm chủng, tiêm chủng COVID-19 để sẵn sàng đẩy dữ liệu lên Sổ sức khỏe điện tử. Mô hình triển khai Kiosk đăng ký khám bệnh, chữa bệnh: Hiện đã triển khai tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ. Mô hình liên thông dữ liệu khám sức khỏe phục vụ cấp đổi giấy phép lái xe: Hiện có 20 cơ sở y tế liên thông dữ liệu qua Cổng giám định BHYT với 44.178 Giấy phép lái xe, tỷ lệ liên thông trực tiếp qua API đạt 81,2%, Phòng khám đa khoa quốc tế Hải Dương chiếm 53,8%, Phòng khám đa khoa quốc tế 256 chiếm 9,6%. Mô hình liên thông Giấy chứng sinh, Giấy báo tử triển khai 02 nhóm dịch vụ liên thông Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đối với Giấy chứng sinh hiện có 24 đơn vị đã thực hiện, trong đó có 02 Bệnh viện, 11 Trung tâm Y tế và 11 Trạm Y tế tuyến xã thuộc Trung tâm Y tế huyện Tứ Kỳ (6 Trạm Y tế), Trung tâm Y tế huyện Thanh Hà (5 Trạm Y tế xã). Bệnh viện Phụ sản tỉnh chiếm 67,4%, các Trung tâm Y tế huyện Bình Giang chiếm 0,7%, Trung tâm Y tế huyện Gia Lộc chiếm 7,4%. Đối với Giấy báo tử tương đối thấp, mới chỉ có 12/24 cơ sở điều trị nội trú trên địa bàn tỉnh báo cáo liên thông dữ liệu này, trong đó các đơn vị thường xuyên cập nhật, báo cáo số liệu là Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, Trung tâm Y tế TP Chí Linh, Trung tâm Y tế Tứ Kỳ, Trung tâm Y tế huyện Kim Thành… Những nhiệm vụ trong thời gian tới Nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06 trong thời gian tới của ngành y tế, tiếp tục triển khai Sổ sức khỏe điện tử trên VnelD; triển khai Kiosk khám, chữa bệnh và triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Lộ trình triển khai đối với sổ sức khỏe điện tử tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT sẽ triển khai trong tháng 10/2024, các cơ sở khám chữa bệnh khác hoàn thành trước tháng 7/2025. Kiosk khám chữa bệnh và thanh toán không dùng tiền mặt hoàn thành trước 31/12/2024. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, các sở, ngành có liên quan phối hợp, hỗ trợ Sở Y tế và các đơn vị y tế triển khai thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đảm bảo tiến độ, lộ trình hoàn thành của các mô hình, nhiệm vụ. Đối với Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Hải Dương và các Ngân hàng Thương mại cổ phần tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số và Đề án 06, đặc biệt là Kiosk khám bệnh, chữa bệnh.
Tăng cường ứng dụng khám chữa bệnh online.
Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các ứng dụng, tiện ích phục vụ người dân và các cơ sở y tế; hỗ trợ việc kết nối, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh phục vụ triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở y tế khẩn trương hoàn thiện văn bản gửi Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ đề nghị cấp chữ ký số công vụ; liên hệ với VNPT Hải Dương và Viettel Hải Dương cấp miễn phí chữ ký số công cộng để sẵn sàng triển khai liên thông dữ liệu lên Sổ sức khỏe điện tử. Rà soát hạ tầng CNTT của đơn vị và của các Trạm Y tế; chủ động bố trí kinh phí từ nguồn thu của đơn vị hoặc nguồn hỗ trợ, tài trợ, nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư mua sắm hạ tầng, trang thiết bị phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động chuyển đổi số. Trước mắt bố trí kinh phí để triển khai Sổ sức khỏe điện tử, Kiosk y tế khám bệnh, chữa bệnh…