Chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người

Thứ năm - 06/02/2020 17:06 359 0
Trong lúc dịch viêm phổi do chủng mới của virus Corona đang hoành hành ở Trung Quốc, lây lan ra hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thì đồng thời xuất hiện bệnh cúm H5N1 trên đàn gia cầm.
image001
image001
Theo thông báo từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trung Quốc vào ngày 01/2/2020, cúm gia cầm H5N1  xảy ra tại một trang trại thuộc trấn Song Thanh, thành phố Thiệu Dương. Trang trại này có 7.850 con gà, trong đó 4.500 con đã chết vì nhiễm bệnh, đã tiêu hủy 17.828 con gia cầm vì dịch bệnh.
image001

Cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus từ các loài gia cầm (hay chim) gây ra, có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ilaly vào đầu thập niên 1990, hiện được phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gia cầm có tên khoa học là avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxciridae. H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm. Chủng virus này lần đầu tiên được phát hiện xâm nhiễm trên người tại Hong Kong năm 1997. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, H5N1 giết chết gần 60% người mắc bệnh.
Tại Việt Nam, kết quả giám sát chủ động Ngành Thú y cho thấy virus cúm A (H5N1) đang lưu hành trên đàn gia cầm và không có sự biến đổi về độc lực gây bệnh. Tuy nhiên, do các điều kiện như thời tiết biến đổi bất lợi, tổng đàn vật nuôi lớn, việc lưu thông động vật, sản phẩm động vật và con người gia tăng nên nguy cơ dịch bệnh phát sinh trong thời gian tới và nguy cơ xâm nhập vào nước ta là rất cao.
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ năm 1997, sự bùng phát của virus  H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008 đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385 ca nhiễm H5N1 tại 15 nước, chủ yếu ở Châu Á. Indonesia là nước có nhiều ca tử vong nhất do H5N1 với 110 người chết trong 135 ca nhiễm. Ở Việt Nam, dịch cúm H5N1 xuất hiện cuối năm 2003, tính đến ngày 10/9/2008, đã có 106 trường hợp được xác định nhiễm cúm A/H5N1, 52 ca tử vong (tỷ lệ chết/mắc chung là 49%); hơn 50 triệu gia cầm bị tiêu hủy.
Hải Dương là tỉnh nhiều lần phải đối mặt với cúm gia cầm trong các năm 2007, 2008 và 2012 với tổng số gia cầm phải tiêu hủy là 4.100/10,5 triệu con gia cầm. Năm 2014, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện ở hai huyện Thanh Hà và Gia Lộc, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi trong tỉnh.
Trong khi dịch viêm phổi nCoV đang diễn biến phức tạp, điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus cúm phát triển, để tránh nguy cơ “dịch chồng dịch”, ngày 5/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn hỏa tốc số 167/TTg-NN gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người. Ngày 06/2/2020, UBND tỉnh ban hành văn bản số 301/UBND – VP yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực, chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo của Ban bí thư TW, Chính phủ, Bộ Y tế, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp phòng, chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp do nCoV gây ra.
Bên cạnh đó khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp chủ động phòng, chống ngăn chặn không cho dịch Cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành vi rút cúm A (H5N1) và các loại cúm gia cầm khác trên các đàn gia cầm, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng
Sở Công Thương có trách nhiệm tăng cường công tác kiểm tra việc kinh doanh gia cầm và các sản phẩm gia cầm; tăng cường công tác quản lý thị trường, ngăn ngừa nhập lậu gia cầm, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối.
Sở Y tế Có phải chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm những trường hợp nghi nhiễm cúm A(H5N1) và các loại cúm gia cầm khác trên người, chủ động giám sát tại cộng đồng; phát hiện sớm trường hợp mắc trên người, cách ly, khoanh vùng xử lý triệt để, không để dịch lây lan; sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân; đảm bảo đủ cơ số trang thiết bị y tế, thuốc và hóa chất thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch ở các tuyến.
Virus cúm A H5N1 có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, như ăn phải gia cầm và các sản phẩm gia cầm bị bệnh trong quá trình chế biến, nấu nướng không chín, ăn tiết canh. Vệ sinh cá nhân không tốt, bàn tay không sạch cũng tạo điều kiện cho việc mắc cúm A H5N1. Các khu chợ đông hoặc nơi bán mất vệ sinh là nơi virus dễ truyền bệnh sang cộng đồng. Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, mỗi người dân cần chủ động thực hiện một số  biện pháp sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Nguyễn Minh Đức
Hội Chăn nuôi thú y tỉnh Hải Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây