Bệnh sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức hiện nay

Thứ hai - 30/10/2023 16:02 202 0
Thời gian gần đây, tình trạng sợ trách nhiệm, không dám hành động trong một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý là rất đáng lo ngại.
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình”(1). Bệnh sợ trách nhiệm có nguồn gốc từ chủ nghĩa cá nhân, là một trong những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Những người mắc căn bệnh này luôn luôn tính toán cho lợi ích cá nhân mà mất cả dũng khí đấu tranh, không dám đương đầu trước những khó khăn, không dám nghĩ, không dám làm, làm việc cầm chừng, cốt sao không phạm phải khuyết điểm gì lớn, không quyết đoán những việc thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình, tìm đủ mọi cách, viện đủ mọi lý do để né tránh, đùn đẩy công việc, trách nhiệm cho người khác. Người sợ trách nhiệm thường có suy nghĩ “ làm ít sai ít, làm nhiều sai nhiều, không làm không sai”, nên chọn giải pháp an toàn là không làm.
Căn bệnh sợ trách nhiệm đang có chiều hướng diễn ra khá phổ biến trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên phạm vi cả nước, khiến nhiều công việc bị trì trệ, nhiều nguồn lực của đất nước không được phát huy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, kìm hãm tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa…Đơn  cử như trong ngành y tế, do sợ trách nhiệm, nhiều tỉnh, thành phố, cơ sở y tế không dám đấu thầu, đấu giá mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, thuốc men…dẫn đến tình trạng nhiều bệnh viện, cơ sở y tế bị thiếu thuốc, trang thiết bị khám chữa bệnh.
Tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ngày 10-5-2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải tập trung rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (2).
Trong Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: ”Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối  sống, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thậm chí sợ trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại, diễn biến phức tạp” (3) gây nhiều hệ luỵ xấu.
Để chữa trị tận gốc căn bệnh sợ trách nhiệm nhất thiết phải hướng vào nguồn gôc của chính nó là chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh loại bỏ chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp phụ trách những lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều cám dỗ vật chất. Có chế tài xử lý nghiêm những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân mà né tránh trách nhiệm, không tích cực thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là một nội dung quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng và hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chinh đây là khâu đột phá quan trọng nhất trong các khâu đột phá, nhằm đẩy lùi có hiệu quả sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, nhất là trong cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng để cán bộ, công chúc, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng liêm chính, chí công vô tư, xác định rõ trách nhiệm là “công bộc của dân”, phải thực thi công vụ theo đúng quy định của pháp luật, vì lợi ích chung và xoá bỏ nhận thức “không làm không sai”.Hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định rõ chức trách, hiệm vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đối với mỗi chương trình, nhiệm vụ trọng tâm, cần có phân công người phụ trách, tiến độ hoàn thành từng phần việc cụ thể và thời gian về đích mỗi nhiệm vụ với chất lượng quy định.. Nếu thực hiện không đúng phải chịu trách nhiệm, tùy mức độ có thể xử lý hành chánh hoặc xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Cán bộ hai năm không hoàn thành nhiệm vụ dứt khoát phải chuyển công tác khác, cán bộ lãnh đạo thì bố trí cương vị thấp hơn.
Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, xóa bỏ tư tưởng “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai”. Đánh giá đúng chính là phát huy được tinh thần dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước công việc của mình để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khắc phục được bệnh sợ trách nhiêm, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.Cán bộ nắm giữ chức vụ càng cao càng phải nêu gương về sự chủ động gánh vác trách  nhiệm, dám ngĩ dám làm, phát huy cao nhất năng lực, tinh sáng tạo, nhiệt huyết  trong công việc chung vì lợi ích của dân tộc. Mối cán bộ, công chức, viên chức phải nêu cao ý thức tự phê bình, tự giáo dục rèn luyện, tự học tập nâng cao năng lực, trình độ, sẵn sàng hành động vì nước vì dân.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện tốt khen thưởng, kỷ luật. Mối cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm tự kiểm tra, giám sát mình hằng ngày trong cả lời nói và việc làm.Cho thôi giữ chức vụ, điều chuyển, thay thế những cán bộ, công chức, viên chức sợ trách nhiệm theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Ai thấy nhụt chí thì đứng sang một bên cho nguòi khác làm, chúng ta không thiếu cán bộ. Nhân dân luôn mong muốn như vậy, sợ trách nhiệm thì đừng làm cán bộ”(4).
Mặt khác, tích cực hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật bảo vệ cán bộ năng động, sáng tao, dám nghĩ, dám làm…Các cấp uỷ, tổ chúc đảng, cơ quan nhà nước từ Trung ương dến địa phương cần quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 14-KL/TƯ ngày 22-9-2021 của Bộ Chính trị  và Nghị định số 73-NĐ/CP  ngày 29-9-2023 của Chính phủ về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ich chung.

Chú thích:
(1) Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại Từ điên Tiếng Việt – Nxb Văn hóa – Thông tin – H 1998 – tr 1678.
(2)(3) Tạp chí Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 13-8-2023.  
(4) Nhân Dân cuối tuần, số 46 ngày 12-11-2023.
Nguyễn Xuyến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây