Tăng huyết áp và một số điều cần lưu ý

Thứ hai - 25/07/2022 17:00 251 0
Tăng huyết áp là một bệnh lý thường gặp và là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, mạch máu não. Tăng huyết áp gồm hai thể lâm sàng: Tăng huyết áp cấp cứu và tăng huyết áp khẩn cấp. Tăng huyết áp cấp cứu có khả năng để lại tổn thương nghiêm trọng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng cách.
Tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp cấp cứu (emergency hypertension) là tăng huyết áp nghiêm trọng, huyết áp tâm thu từ 180mmHg trở lên, và/hoặc huyết áp tâm trương từ 120mmHg trở lên, kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan đích như tê bì, yếu liệt chi, suy giảm ý thức, khó thở, nói khó, đau ngực, đau lưng, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn.
Tổn thương cơ quan đích thường gặp này là: Bệnh não do tăng huyết áp, xuất huyết nội sọ, đột quỵ thiếu máu não, nhồi máu cơ tim cấp, suy thất trái cấp tính kèm phù phổi, đâu ngực không ổn định, phình tách động mạch chủ, suy thận cấp và sản giật.
Tóm lại, tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng cần được chẩn đoán và hạ áp ngay lập tức, sử dụng đúng loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm giảm tối thiểu các biến chứng.
Tăng huyết áp khẩn cấp
Tăng huyết áp khẩn cấp (urgency hypertension) là tình huống lâm sàng có huyết áp tăng cao kịch phát, huyết áp tâm thu từ 180mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương từ 120mmHg trở lên, nhưng không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích. Tăng huyết áp khẩn cấp thường gặp ở những bệnh nhân không tuân thủ nguyên tắc điều trị hoặc đột ngột dừng thuốc hạ áp.
Xử lý tăng huyết áp cấp cứu thường là dùng thuốc uống và hạ huyết áp từ từ trong 24 – 48 giờ. Huyết áp cần hạ từ từ vì hiện không có bằng chứng về lợi ích trong việc hạ nhanh huyết áp ở những bệnh không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích. Mà ngược lại việc hạ nhanh quá có thể gây tổn thương cơ quan đích.
Tăng huyết áp khẩn cấp là một căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng tránh được. Bằng cách xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và thói quen vận động điều độ sẽ giúp đẩy lùi căn bệnh này. Bệnh nhân có nguy cơ hoặc đang điều trị bệnh tăng huyết áp phản ứng, tăng huyết áp cấp cứu, tăng huyết áp thoáng qua nên ăn nhiều rau xanh. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ và các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt
Tăng huyết áp lâu dài gây ra biến chứng nặng nề, có thể dẫn tới tử vong. Thông thường, tăng huyết áp làm tăng gánh nặng cho tim và động mạch.
Tim phải làm việc nặng hơn trong thời gian dài nên có xu hướng to ra và giãn, dẫn đến suy tim.
Tăng huyết áp thúc đẩy và gây xơ vữa động mạch, nơi các mảng bám phát triển trên thành mạch máu, khiến mạch máu hẹp lại, tim phải bơm mạnh hơn để lưu thông máu. Xơ vữa động mạch liên quan đến tăng huyết áp có thể dẫn đến:
- Nhồi máu cơ tim.
- Tai biến mạch máu não, đột quỵ.
- Phình, vỡ động mạch.
- Suy thận.
- Đoạn chi.
- Bệnh võng mạc tăng huyết áp, có thể dẫn đến mù lòa.
Theo dõi huyết áp thường xuyên có thể giúp tránh những biến chứng nặng hơn này.

Những ai có nguy cơ bị tăng huyết áp

Nếu có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Trên 55 tuổi đối với nam và > 65 tuổi đối với nữ.
- Thiếu vận động thể lực (dưới 30 phút/ngày, dưới 150 phút/tuần, bao gồm: thể dục, thể thao, đi bộ và lao động chân tay).
- Uống nhiều rượu bia (> 2 lon bia hoặc > 2 chén rượu 30ml/ngày đối so với Nam, > 1 lon bia hoặc > 1 chén rượu/ngày đối với nữ).
- Bố, mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi: nam < 55, nữ < 65.
- Thừa cân, béo phì (BMI ≥ 25; nam: vòng bụng > 90cm và > 80cm với nữ).
- Mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
- Ăn thừa muối ≥ 5 gam muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê).
- Ăn ít rau, trái cây, dưới 400 gram/ngày.
- Rối loạn lipid máu (triglycerid 200 – 499 mg/dL, LDL 160 – 189 mg/dL, HDL ≥ 60 mg/dL).
- Hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
- Hay bị stress và căng thẳng tâm lý.

Những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tăng huyết áp

Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu 130-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.
Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg
Khi có dấu hiệu nghi ngờ tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị.
Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
Điều chỉnh lối sống là giải pháp điều trị tăng huyết áp đầu tiên. Bao gồm:
Tập thể dục thường xuyên: Đối với người lớn, nên tập thể dục đều đặn, ít nhất 150 phút/tuần hoặc 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày/tuần. Các hoạt động phù hợp là đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên: 1 giờ hoạt động thể chất mỗi ngày.
Tránh đồ uống chứa cồn (rượu, bia,…), chất kích thích.
Bỏ hút thuốc, không đến gần người đang hút thuốc.
Tăng Thị Duyên
Hội Y học tỉnh Hải Dương
 Từ khóa: TĂNG HUYẾT ÁP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây