Rối loạn bệnh lý trong điều kiện lao động nóng

Thứ bảy - 20/05/2023 16:25 268 0
Cơ thể con người có những phương thức đáp ứng khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường và khả năng thích nghỉ của cơ thể với môi trường do vậy hoạt động của một số bộ phận trong cơ thể con người cũng thay đổi. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể con người đều nhậy cảm với vi khí hậu nóng.
Say nóng
Thường xảy ra khi nhiệt độ không khí và độ ẩm cao, ít gió, lao động nặng. Quá trình thải nhiệt bị cản trở gây tích nhiệt, làm cho thân nhiệt cao trên 38,50C có khi lên tới 390C - 400C (bình thường: 360C-370C).

-Trường hợp nhẹ:
- Cảm thấy bải hoải toàn thân, nhức đầu, chóng mặt, cảm giác khát tăng, buồn nôn, tức ngực, khó thở, da mặt và toàn thân nóng,đỏ, mạch, nhịp thở tăng.
-  Xử trí: kịp thời đưa bệnh nhân vào chỗ thoáng mát, nằm nghỉ các triệu chứng sẽ giảm dần. tuy nhiên cần tạo điều kiện cho thân nhiệt giảm bằng cách: quạt, chườm mát...
- Trường hợp nặng: 
có biểu hiện:
Có rối loạn hô hấp: tím tái, thở nhanh nông, nhịp thở 50 - 60 lần/phút (bình thường: 18 – 20 lần/phút).
Mạch nhanh yếu, tần số trên 100 lần/phút (Bình thường: 60 – 80 lần/phút).
Thân nhiệt tăng cao trên 400C.
Rối loạn tinh thần, nói mê sảng.
 Bệnh nhân có thể chết trong tình trạng hôn mê do liệt trung tâm tuần hoàn, hô hấp.
Xử trí:
-  Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ. Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
 Tại các cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt. Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.
Say nắng  
Thường gặp ở nông dân, công nhân lao động ngoài trời, bộ đội hành quân dưới trời nắng hoặc làm việc trong điều kiện bức xạ mạnh. Trong điều kiện này tuy có tới 99% lượng tia bức xạ giữ ở ngoài hộp sọ mà chỉ có 1% vào hành não đã làm tăng nhiệt độ của màng não dẫn đến kích thích gây xuất tiết, xung huyết, phù nề, nhiệt độ ở vùng này có thể lên đến 400C - 410C. Vì vậy gây rối loạn hoạt động của tế bào, đặc biệt là trung khu tuần hoàn, hô hấp.
 -  Triệu chứng:
Trường hợp nhẹ: Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt hoa mắt, ù tai; Có thể có nôn hoặc buồn nôn; Da mặt và da đầu đỏ; Thân nhiệt bình thường hoặc tăng ít.
+ Trường hợp nặng: có rối loạn phản xạ, nói mê sảng, ảo ảnh ghê rợn, co giật, hôn mê và tử vong do liệt trung tâm hô hấp, tuần hoàn.
Xử trí: Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, chườm lạnh vùng đầu; Tại cơ sở y tế cho thở ôxy, thuốc trợ tim, trợ hô hấp; Truyền dịch, chống phù não, phục hồi tế bào thần kinh...bấm huyệt: ấn đường, bách hội, nhân trung.
Hải Hà (Hội Y học tỉnh Hải Dương)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây