Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương
Phòng và điều trị bệnh ở thỏ
Thứ bảy - 10/09/2022 16:327500
Chăn nuôi thỏ là một nghề đã có từ lâu và góp phần quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Chính vì vậy hiện nay nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu bằng nghề này. Đầu tư cho chăn nuôi thỏ thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn thỏ rất dễ nuôi thức ăn dễ kiếm chủ yếu là rau cỏ.
Tuy nhiên, thỏ có sức đề kháng kém dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch từ yếu tố ngoại cảnh gây nên khi mắc bệnh thỏ dễ chết, có khi chết hàng loạt tủy theo mỗi loại bệnh. Để người chăn nuôi có kiến thức cơ bản trong quá trình chăn nuôi thỏ nhằm mang lại năng suất cao, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bà con biết cách phòng và điều trị các bệnh thường gặp ở thỏ.
Bệnh Cầu trùng Thường do nhiều loại cầu ký trùng gây, chúng xâm nhiễm qua đường tiêu hoá bám dính vào các tế bào biểu mô ruột non và nhân lên ở đó. Thỏ bị nhiễm bệnh chủ yếu do ăn phải bào tử gây nhiễm, tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết tương đối cao. Triệu chứng lâm sàng có thể thay đổi thể hiện rõ ở thỏ con như còi cọc chậm lớn, thường bị ỉa chảy, thỉnh thoảng thỏ non chết cấp tính. Thỏ lớn thường đào thải noãn nang ra ngoài môi trường mà không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Điều trị: Các thuốc điều trị có hiệu quả bệnh cầu trùng gồm Sulfamerazine (0,02%) Sulfaquinoxaline (0,05% trong nước hoặc 0,03% trong thức ăn) sulfamethoxine (75mg/kg trọng lượng thức ăn) hiện Lasalocid là loại thuốc điều trị hiệu quả nhất. Phòng bệnh: Thiết kế đáy chuồng bằng lưới sắt có khe hở để tiện quét dọn; dùng thuốc sát trùng để tẩy uế phun tiêu độc chuồng trại; cai sữa sớm thỏ con để tránh lây bệnh từ thỏ mẹ. Cung cấp cho thỏ các loại thức ăn an toàn như rau sạch hoặc cỏ khô. Bệnh xuất huyết trên thỏ Bệnh xuất huyết trên thỏ là do vi rút gây ra là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho loài thỏ nuôi và thỏ hoang dại, thỏ ở mọi lứa tuổi có thể bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ thỏ chết khi bị nhiễm bệnh có thể biến động từ 40 – 100%. Bệnh có thể lây bằng nhiều con đường khác nhau, trực tiếp do tiếp xúc với thỏ bệnh hoặc gián tiếp thông qua thức ăn nước uống có chứa mầm bệnh hoặc qua trang thiết bị công nhân chăn nuôi. Triệu chứng Bệnh:Khi thỏ mắc bệnh có biểu hiện sốt cao 410C lúc đầu thỏ có biểu hiện lờ đờ di chuyển chậm, trước khi chết thỏ chạy khắp chuồng co giật, run cơ, kêu ré lên. Một vài thỏ có biểu hiện nghẹt thở do xoang mũi có dịch lẫn máu và bọt thỏ giảm ăn trong 1-2 ngày con vật gầy mòn xù lông và tử vong. Nếu ở thể quá cấp tính thỏ chết nhanh mà ko xuất hiên triệu chứng. Phòng bệnh:Để phòng bệnh xuất huyết thỏ trước tiên người chăn nuôi nên áp dụng đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học như: Cách ly nghiêm ngặt không nhập thịt thỏ, con giống và thức ăn ở những vùng đang có dịch bệnh. Định kỳ sát trùng chuồng trại dùng Benkocid liều 20-25ml thuốc pha trong 10 lít nước phun cho 4-5m2 nền chuồng. Sử dụng vắcxin phòng bệnh xuất huyết truyền nhiễm ở thỏ hiện nay đã có vắc xin cho bệnh này và thực tế sau sử dụng cho thấy hiệu quả cao trong bảo vệ đàn thỏ nuôi, với quy trình có thể áp dụng như sau: Đối với các trại chăn nuôi thỏ thịt tiêm 1 mũi vắc xin cho thỏ lúc thỏ khoảng 2 tháng tuổi . Đối với các trại chăn nuôi thỏ giống tiêm vắc xin 2 lần (lần thứ 2 cách lần thứ nhất 15 ngày) cho thỏ lúc 2 tháng tuổi tái chủng sau 6 tháng. Phòng và điều trị bệnh nấm da ở thỏ Đây là bệnh lý thường gặp trong quá trình nuôi thỏ đặc biệt là ở những thỏ con sau khi cai sữa. Bệnh phát sinh do môi trường ẩm thấp thiếu ánh sáng mặt trời hoặc do chuồng nuôi bẩn có nấm mốc, nấm phát triển nhanh vào mùa mưa bệnh lây lan với tốc độ rất nhanh chỉ cần một ngày có thể lây lan từ một con ra toàn chuồng và sẽ khiến thỏ chết vì gầy yếu do bệnh kéo dài. Triệu chứng của bệnh nấm da:Khi thỏ bị nấm da có biểu hiện ở các chấm tròn màu trắng ban đầu những chấm tròn này xuất hiện ở tai, mắt rồi lan rộng ra các vùng khác như chân, đùi, đầu, bụng và hai bên sườn của thỏ. Cách điều trị bệnh:Tốc độ bệnh lây lan nhanh nên ngay khi phát hiện người nuôi cần phải cách ly toàn bộ thỏ bị bệnh, sau đó điều trị theo hướng dẫn của Bác sỹ thú y. Lên kết hợp tiêm và bôi thuốc, đồng thời tiến hành vệ sinh chuồng bằng cách rắc vôi bột hoặc phun thuốc hóa chất khử trùng. Tăng cường ánh sáng cho chuồng nuôi. - Dùng thuốc bôi nấm lên các vùng da xuất hiện chấm tròn màu trắng bôi 1 ngày 1 lần liên tục trong khoảng 4 – 5 ngày. - Tiêm thuốc: Tiến hành tiêm một loại thuốc có chứa thành phần lvermectin với liều lượng 1cc/0,7 kg thỏ để điều trị bệnh nấm da hiệu quả. Trên đây là một số bệnh thường gặp trên thỏ và cách điều trị khi thỏ mắc bệnh. Ngoài ra bà con chăn nuôi cần phải bổ sung thêm dưỡng chất cho thỏ bằng thân cây ngô hoặc lá sắn dây… vào khẩu phần ăn hằng ngày và bổ sung thêm dưỡng chất cho thỏ nhất là giai đoạn đang trị bệnh..
Nguyễn Minh Đức Phó Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Hải Dương