Bệnh tăng huyết áp là bệnh rất nguy hiểm ở hai lẽ:
- Một là người có bệnh không hề hay biết là mình có bệnh, chỉ khi bệnh biểu hiện ra ngoài bằng những chứng nư đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mắt mờ… thì người bệnh mới hay biết.
- Hai là khi bệnh phát đến thời kỳ nguy hiểm thì người bệnh đột nhiên ngã quay ra, bất tỉnh nhân sự, có thể gây tử vong, hoặc nếu được chạy chữa kịp thời thì người bệnh cũng có thể bị nhiều di chứng như bán thân bất toại, méo mồm, lệch mắt, nói ngọng nghịu.
Nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp thường có biểu hiện lâm sàng là đau đầu, chân nhẹ, choáng váng, mắt mờ, có lúc cảm thấy chao đảo, ngủ kém, tính tình cáu gắt… bị nặng có thể dẫn đến đột quỵ gây nguy hại cho tính mạng. Trong y học dân tộc không có cách gọi “bệnh tăng huyết áp”, thay vào đó người ta thường dùng các cách gọi như bệnh “huyễn vựng” (tương tự bệnh tăng huyết áp thể nhẹ), bệnh “trúng phong” (tương tự bệnh tăng huyết áp ở thể nặng như xuất huyết não, nhồi máu não, tắc máu não).
Theo sách trung y nội khoa của trung y viện Thượng Hải (Trung Quốc) thì nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp gồm ba nhóm chính:
- Một là thuộc về yếu tố tinh thần: Do tinh thần lo nghĩ căng thẳng lâu ngày làm can uất hóa hỏa, can âm bị thương, can dương thiên thắng nhiễu loạn lên thượng tầng (đầu não). Can là mộc, thận là thủy theo ngũ hành thủy sinh mộc, mộc khô nóng gây nên can thận âm hư mà thành chứng đau đầu, choáng váng, quay cuồng, chao đảo.
- Hai là do ăn uống không điều độ: Do ăn nhiều thứ cay nóng, béo như mật, mỡ, uống rượu bia nhiều làm thấp trọc (chất có tính nhờn, dính, cản trở hoạt động của thanh dương) sinh ra, đình tích lại lâu ngày thành nhiệt, nhiệt nung nấu tân dịch và thấp trọc thành đờm, đờm trọc làm trở ngại kinh lạc che lấp thanh khiếu mà gây ra tăng huyết áp.
- Ba là do nội thương hư tổn: Lao động vất vả lâu ngày, làm tổn thương tạng phủ, hoặc cao tuổi, thận bị suy bại thì can không được sinhduowngx, nên can âm suy, can dương thiên thắng, thượng cang (khô nóng) gây ra nội phong phát động gây nên tăng huyết áp.
Phòng, chữa tăng huyết áp theo đông y
Về phòng tránh cũng như điều trị, y học cổ truyền dựa vào ba nguyên nhân trên để tìm phương, dụng dược trừ giải, chữa trị. Trong bài viết này không trình bày cách chữa tăng huyết áp theo lối biện chứng nghị luận của y học cổ truyền, mà chỉ đưa ra cách hạ huyết áp cũng như phòng tránh theo kinh nghiệm của nhân dân, trong đó bao gồm các bài thuốc kinh nghiệm và cách phòng chống lưu truyền trong sách vở và trong dân gian. Đây là những bài thuốc đơn giản, an toàn, dễ tìm, dễ sử dụng, những kinh nghiệm thực tế, thiết thực, có hiệu quả rõ ràng.
Cách hạ huyết áp
Bài 1: Cành lá dâu 10g (lá tươi thì dùng 50g); lá ngải cứu 10g (lá tươi 20g) cho vào 600ml nước sắc còn 400ml chia làm ba lần uống trong này, uống liên tục 2-3 tháng, huyết áp sẽ giảm.
Bài 2: Hằng ngày ăn 1-2 nhánh tỏi ngâm giấm, đường vào sáng sớm khi đói bụng, có thể uống thêm một ít nước giấm ấy, ăn liên tục 10-15 ngày có thể hạ được huyết áp trong một thời gian tương đối dài.
Bài 3: Sơn tra 16g; Hoàng há bắc 6,5g; Sinh đỗ trọng 16g; Sinh đại hoàng 3g; Thảo quyết minh 16g; Râu ngô 60g.
Cho tất cả vào 1,2-1,5l nước, sắc còn 0,6 lít chia làm ba bát. Một bát uống vào sáng sớm lúc đói bụng; một bát uống trước bữa ăn trưa; bát còn lại uống trước khi đi ngủ. Nếu bệnh nặng tăng lượng uống, kết hợp đo huyết áp trước khi uống, và đo thường xuyên hàng ngày để theo dõi khi nào huyết áp giảm.
Chữa di chứng sau tai biến
Bài 1: Chữa trúng phong, cấm khẩu, miệng sùi bọt, chân tay co duỗi không được, bất tỉnh nhân sự
Nước măng tre 8g, nước gừng 4g hòa cùng nhau cho bệnh nhân uống. Nước măng tre và nước gừng phải là nước cốt, được ép trực tiếp từ của gừng và măng tre. Ngày nay, có máy say sinh tố hoặc máy ép hoa quả tiện lợi cho người sử dụng. Nếu không có thì dùng chày cối để giã, rồi cho vào khăn sạch vắt lấy nước cốt.
Bài 2: Chữa trúng phong miệng mắt méo lệch, mửa ra đờm rãi, miệng nói ú ớ, chân tay xuôi rũ.
Cỏ hy thiêm thảo ngày 5/5 hoặc 6/6 âm lịch, hái lấy lá rửa sạch, rưới rượu cho đều rồi cho vào chõ mà đồ cho chín, rồi lấy ra, chờ cho nguội lại lấy rượu tưới đều, rồi lại đem đồ như thế 9 lần, đem phơi khô giòn, tán nhỏ luyện mật làm viên, bằng hạt ngô đồng (hoặc bằng hạt đầu tằm). Mỗi lần uống 100 viên lúc đói bụng với nước cơm, phải uống nhiều lần.
Bài 3: Chữa tất cả các chứng trúng phong, bán thân bất toại, méo mồm, lệch mắt.
Kinh giới tươi 1kg, bạc hà tươi 1 kg, cân hai vị cho vào cối giã nát (không cho nước) rồi lấy vải sạch đùm lại vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Nước cốt đổ vào nồi đất cho nên bếp dùng lửa nhỏ cô thành cao đặc, chia ba phần, hai phần đem phơi khô giòn rồi tán nhỏ thành bột. Cho bột này vào phần cao còn lại, trộn đều rồi viên bằng hạt ngô đồng, đem phơi khô hoặc sấy khô, ngày uống 90 viên, chia ba lần, sáng chiều và trước lúc ngủ. Khi uống cần kiêng thịt bò, thịt gà, thịt ngựa, cá rói, cá chuối, cá chép, tôm cua, cá biển, mắm tôm và thức ăn cay nóng.
Bài 4: Trúng phong để lại bán thân bại liệt, miệng mắt lệch.
Hoàng kỳ 15g; Đia long 4g; Đương quy vĩ 8g; Xích thược 6g; Xuyên khung 4g; Đào nhân 4g cắt bỏ đầu nhọn, sao vàng, bỏ vỏ; Hoa hồng 4g. Tất cả bỏ vào ấm đổ 600ml nước, sắc còn 200ml, bã còn lại đổ nước sắc như lần đầu lấy 200ml rồi bỏ bã. Đổ cả hai lần nước sắc vào ấm đun sôi tiếp 15 phút mang xuống chia 3 lần uống sáng, trưa, tối.
Phòng xuất huyết não
Hoa chuối tiêu thái mỏng, phơi khô. Hàng này, pha uống nước thay trà hoặc sắc lên uống thay nước.
Lã Văn Lý
Hội Đông y tỉnh
Ý kiến bạn đọc