Ngăn chặn tật cận thị tuổi học đường

Thứ tư - 27/01/2016 09:37 429 0
Mắc các tật khúc xạ về mắt, khiến cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt hằng ngày cũng như thẩm mỹ. Bài viết sau đây là kinh nghiệm của bản thân để giúp có đôi mắt khẻo mạnh và có thể chữa khỏi tật cận thị của mắt.

Mấy năm gần đây, tật khúc xạ mắt nhất là cận thị trong cộng đồng nói chung và tuổi học đường nói riêng gia tăng nhanh chóng. Mắc các tật khúc xạ về mắt, khiến cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt hằng ngày cũng như thẩm mỹ. Bài viết sau đây là kinh nghiệm của bản thân để giúp có đôi mắt khẻo mạnh và có thể chữa khỏi tật cận thị của mắt.

Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ

Về điều kiện tự nhiên. Ngày xưa, không gian ánh sáng nhiều, thoáng đãng chứ không chật hẹp như bây giờ. Ngày nay, đa số trẻ từ khi sinh ra, kể cả ở nông thôn luôn được bao bọc kín trong bốn bức tường, khiến cho tầm mắt của trẻ bị giới hạn trong không gian chật hẹp, tầm nhìn của trẻ với không gian tự nhiên xung quanh cũng bị hạn chế nhiều bởi nhà cao tầng, các công trình khác. Điều đó khiến cho các bộ phận trong mắt trẻ chỉ thích ghi với điều kiện nhìn gần. Lâu ngày, các bộ phận điều tiết của mắt sẽ định hình cho phù hợp với tầm nhìn trong cự ly ngắn, và gây ra tật cận thị mắt. Không gian bó hẹp lại khiến cho ánh sáng tự nhiên ít đi, phải dựa nhiều vào ánh sáng của các loại đèn cũng ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt.

Học sinh thời nay chịu nhiều áp lực học tập hơn, ngoài giờ học trên lớp về nhà cũng rất nhiều bài tập, bên cạnh đó còn phải học thêm nên khiến cho đôi mắt không được thư giãn. Nhất là thời hiện đại, học sinh tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại khiến mắt mỏi, kết hợp với các nguyên nhân nêu trên khiến cho trẻ em càng dễ mắc tật cận thị.

Những giải pháp cần thiết

Để giải quyết tận gốc tật cận thị đang gia tăng ở trẻ em như hiện nay, các bậc phụ huynh và các em nhỏ phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp sau:

Đưa hoạt động thị lực trở lại với tự nhiên. Sau một thời gian dài thích ứng với điều kiện nhìn gần đã phần nào gây nên tật khúc xạ cận thì, muốn khắc phục tình trạng đó thì phải thường xuyên cho mắt được nhìn xa. Nghĩa là phải tập luyện mắt, hướng mắt vào không trung để điều chỉnh sự hoạt động của mắt được thăng bằng, đồng thời lấy lại sự ổn định tự nhiên trong cấu tạo và hoạt động của mắt đã mất đi.

Coi trọng và tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên. Các bậc phụ huynh tạo mọi điều kiện cho con em được học tập, sinh hoạt dưới ánh sáng tự nhiên, khuyến khích bản thân các em cũng tự giác tạo cho mình tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhiều nhất có thể.
 

Ngày càng có nhiều trẻ em bị cận thị. Ảnh minh họa

Quý trọng và bảo vệ đôi mắt. Gia đình và nhà trường phải giáo dục cho các em có ý thức trong việc gìn giữ và bảo vệ đôi mắt của mình bằng cách thường xuyên luyện tập mắt. Ngoài ra, còn phải hạn chế dần dần và tiến tới bỏ hẳn thói quen nhìn gần, tránh ánh sáng chói lóa tổn hại đến mắt và hạn chế xem ti vi, máy tính, điện thoại, chơi trò chơi trên các thiết bị điện tử.

Thực hành bài tập luyện mắt

Bài tập luyện mắt này tốt cho tất cả mọi lứa tuổi, tập vào sáng sớm là tốt nhất, nếu áp dụng thường xuyên sẽ giúp cho đôi mắt khỏe mạnh, kể cả với những người đang có tật khúc xạ về mắt. Bài tập này gồm ba bước.

Bước thứ nhất: xoa đầu, xoa mặt và  xoa mắt.

Xoa đầu: dùng hai lòng bàn tay úp lên mặt xoa nhè nhẹ từ dưới lên khi lòng bàn tay ngang trán thì ấn mạnh tay vuốt sang hai bên thái dương, làm vậy từ 3-5 lần.

Xoa mặt: có hai bước là xoa trán và xoa trước mặt. Khi xoa trán thì dùng hai lòng bàn tay úp lên mặt xoa nhè nhẹ từ dưới lên khi lòng bàn tay ngang trán thì ấn mạnh tay vuốt sang hai bên thái dương, lặp lại các động tác từ 3-5 lần. Khi xoa trước mặt thì úp hai lòng bàn tay lên phía trước mặt cạnh sống mũi sao cho ba ngón tay giữa  (trừ ngón tay cái, ngón út) nằm sát hai bên sống mũi, xoa từ trên xuống dưới, sau đổi chiều từ dưới lên trên, lặp lại các động tác từ 3-5 lần.

Xoa mắt thì dùng hai ngón tay, ngón trỏ và ngón giữa, đặt mỗi tay một bên mắt đã nhắm, xoa nhè nhẹ theo vòng tròn từ phải sang trái khoảng 5-10 lần.

Bước thứ hai: ấn huyệt quanh mắt

Chú ý khi ấn huyệt nhắm mắt lại.

Huyệt tình minh (chỗ lõm hai đầu khóe mắt): dùng hai ngón tay trỏ đặt lên hai huyệt của hai mắt, vừa ấn vừa day nhẹ ngược chiều kim đồng hồ từ 3-5 giây.

Huyệt đồng tử liêu (chỗ lõm của đuôi hai con mắt): dùng hai ngón tay trỏ đặt lên hai huyệt của hai mắt, vừa ấn vừa day nhẹ ngược chiều kim đồng hồ từ 3-5 giây.

Huyệt thừa khấp (điểm giữa bờ mi dưới của hai mắt): dùng hai ngón tay trỏ đặt lên hai huyệt của hai mắt, vừa ấn vừa day nhẹ ngược chiều kim đồng hồ từ 3-5 giây.

Bước thứ ba: Nhìn xa, nhìn vào không trung (bước quan trọng nhất)

Day mắt trước khi nhìn: Nhắm mắt lại, úp hai lòng bàn tay lên mặt sao cho ba ngón: trỏ, giữa, ngón nhẫn đặt lên hố mắt, vừa hít thở vừa day nhè nhẹ ngược chiều kim đồng hồ, hít vào sâu thở ra từ từ, thở hết thì buông tay mở mắt.

Điều chỉnh mắt và nhìn (thao tác quan trọng nhất trong bước ba): Thu mắt vừa phải (không mở quá to hoặc hé quá nhỏ), đầu hơi ngửa, mặt hướng lên bầu trời, mắt nhìn vào không trung xa thẳm. Vừa nhìn vừa hít thở, hít vào sâu thở ra từ từ. Sau ba hoặc năm lần hít thở thì tạm nghỉ (để thư giãn).

Thư giãn: trong khi nghỉ, hít thở nhè nhẹ, đi lại nhẹ nhàng khoan thai sao cho khoan khoái rồi bắt đầu day mắt và nhìn theo từng bước tuần tự.

Mỗi sáng tập luyện từ 3-5 lần, tập đều các ngày trong năm. 

                                                                                                                     Lương y Nguyễn Văn Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây