Một số giải pháp chống nắng nóng cho đàn gia cầm

Thứ sáu - 28/04/2023 17:57 170 0
Hiện nay, tình hình thời tiết đã bắt đầu nắng nóng. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, thời gian tới nắng nóng sẽ gay gắt, có nơi nền nhiệt có thể lên từ 36 – 40°C và kéo dài làm cho dịch bệnh gia súc, gia cầm có nguy cơ phát sinh.
 Mùa hè thời tiết thường xuyên xảy ra nắng nóng, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của đàn gia cầm: Gia cầm thường kém ăn, sức đề kháng giảm, năng suất thịt, trứng giảm. Các loại dịch bệnh như: Tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng… dễ phát sinh thành dịch, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
tăng cường cho gà uống nước
Tăng cường cho gà uống nước trong những ngày nắng nóng.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi có hiệu quả, người chăn nuôi cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Chuồng trại:
- Các biện pháp làm mát chuồng nuôi:
+ Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, bố chí trồng cây tạo bóng mát như các loại cây thân dây leo, phủ bèo tây - rơm rạ hoặc lắp đặt hệ thống phun mưa trên mái chuồng để làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi.
+ Đối với chuồng nuôi kín: Tăng cường công suất của hệ thống làm mát (quạt, giàn mát...). Chủ động máy phát điện để đề phòng mất điện.
+ Đối với chuồng nuôi hở: Bố chí lắp đặt hệ thống quạt điện treo tường trong chuồng nuôi.
+ Các khu vực sân, vườn thả: Bà con dùng các tám che như liếp, bạt, tấm lưới  tốt nhất bà con nên thả dưới bóng cây
- Tăng cường vệ sinh chuồng trại, không để phân và chất thải ứ đọng nhiều sẽ sinh ra khí độc, làm nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi tăng cao dễ phát sinh mầm bệnh. Nếu dùng đệm lót sinh học cần giảm độ dày của lớp đệm để tránh làm nhiệt độ tăng cao. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để hạn chế mùi hôi trong chăn nuôi. Định kỳ 2 lần/1 tuần phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh.
2. Chăm sóc nuôi dưỡng:
- Căn cứ vào điều kiện thời tiết bà con chủ động điều chỉnh mật độ nuôi cho phù hợp. Cụ thể như,  giai đoạn úm: 35 - 60 con/m2, giai đoạn dò: 20 - 30 con/m2, giai đoạn vỗ béo: 7 - 10 con/m2, giai đoạn đẻ: 4 con/m2.
- Trong thời diểm nắng nóng bà con điều chỉnh thời gian thích hợp để cho gia cầm ăn,. Nên cho ăn vào sáng sớm, chiều mát hoặc ban đêm.
- Đối với gà đẻ: Giảm bớt hàm lượng chất béo, chất bột đường; bổ sung thêm rau xanh trong khẩu phần để tránh hiện tượng gà bị chết do quá béo trong những ngày nhiệt độ cao.
- Bảo đảm cung cấp đủ lượng nước sạch chi gia cầm uống, trong những ngày nắng nóng kéo dài bà con bổ sung thêm vitamin và chất điện giải vào nước uống.
Lưu ý:
+ Hệ thống bồn chứa nước và ống dẫn nước uống bà con lên dùng các tấm cách nhiệt để che chăn, bảo đảm nước dẫn vào cho gia cầm uống phải mát, không để cho gia cầm uống phải nước nóng.
+ Nếu là gia cầm thả vườn bà con bố chí hệ thống máng ăn, uống ở các vị chí coa bóng mát và cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gia cầm.
 3. Phòng bệnh:
- Chủ động nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định của Thú y và bổ xung dinh dưỡng chất điện giải, đặc biệt là gia cầm mới tái đàn (Lưu ý: khi tổ chức tiêm phòng, chỉ tiêm cho đàn gia gia cầm khoẻ mạnh, thời điểm tiêm phòng tốt nhất vào sáng sớm và chiều mát).
- Khi thời tiết thay đổi cần chủ động cho gia cầm uống thuốc ở liều phòng bệnh. Đặc đối với các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá 
- Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, diến biến dịch bệnh và sức khỏe đàn gia cầm, tăng cường giám sát, phát hiện sớm khi trong đàn gia cầm có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm . chủ động cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan trong đàn. Nếu gia cầm ốm, chết với số lượng nhiều cần báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Tuyệt đối không giấu dịch, không bán chạy…
                                                Nguyễn Minh Đức
Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây