Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương
Hướng dẫn giải pháp thoát nạn khỏi đám cháy
Chủ nhật - 15/12/2024 13:48260
Trước thực trạng cháy nổ xảy ra vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đãChỉ thị số 19/CT-TTg, ban hành ngày 24 tháng 6 năm 2024 bởi Phạm Minh Chính, tập trung vào việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ và nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ.
Bên cạnh nội dung rà soát và hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCCC, Chỉ thị yêu cầu tăng cường tuyên truyền và giáo dục về PCCC nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ; kết hợp phong trào toàn dân tham gia PCCC với xây dựng khu dân cư, gia đình văn hóa; khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Công an tỉnh Hải Dương tập huấn PCCC cho giáo viên, học sinh, người lao động của Trường TH Tô Hiệu - TP. Hải Dương
Bài viết sau đây, hướng dẫn một số giải pháp kỹ thuật cấp thiết để tăng cường ngay một số điều kiện an toàn cháy so với hiện trạng của nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) mà không có khả năng tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình tại thời điểm đưa vào sử dụng (trước tháng 6 năm 2024). Đối với các công trình thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 63a của Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi năm 2013 thì thực hiện theo quy định của pháp luật.Các nhóm giải pháp cấp thiết tăng cường nêu trong tài liệu này chỉ áp dụng cho nhà hiện hữu dùng làm nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ có lối đi, cầu thang chung, có phần sử dụng riêng, phần sử dụng chung và nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ). Không áp dụng tài liệu này đối với Nhà ở riêng lẻ kết hợp các loại hình kinh doanh dịch vụ khác có tính nguy hiểm cháy cao (ví dụ kinh doanh có sử dụng hoặc tồn trữ các khí cháy, chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, hóa chất nguy hiểm cháy nổ, mút xốp, nhựa các loại và các chất cháy tương tự…). Về nguyên tắc, nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) phải xem xét áp dụng QCVN 06:2022/BXD và Sửa đổi 1:2023, hoặc tiêu chuẩn về nhà ở riêng lẻ, và tài liệu chuẩn1 tùy thuộc vào phạm vi áp dụng của mỗi tài liệu, để xây dựng phương án an toàn cháy phù hợp với từng công trình cụ thể. Trong trường hợp nhà có một số đặc điểm riêng không thể đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn nói trên thì có thể xem xét lập luận chứng kỹ thuật để bổ sung, thay thế yêu cầu đó. Luận chứng này được coi là một trong những nội dung của hồ sơ thiết kế về PCCC. Luận chứng cần trình bày đầy đủ các giải pháp kỹ thuật thay thế, bổ sung một số yêu cầu an toàn cháy và cơ sở của các giải pháp kỹ thuật đó, trên nguyên tắc: đáp ứng các nguyên tắc chung về bảo đảm an toàn cháy, phù hợp với mục đích sử dụng và các yêu cầu an toàn cháy cần thay thế, bổ sung và phù hợp với các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng. Cơ sở của các giải pháp kỹ thuật thay thế có thể bao gồm: mô phỏng, mô hình vật lý, tính toán kỹ thuật (performance engineering); các tài liệu chuẩn về thiết kế an toàn cháy được áp dụng; các giải pháp kỹ thuật phi kỹ thuật khác, ví dụ được nêu trong tài liệu tham khảo [6]. Đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh (bao gồm cả nhà ở cho thuê trọ) hiện hữu chưa có giải pháp kỹ thuật đầy đủ theo 2.1 thì phải có kế hoạch tổ chức khắc phục một phần các điều kiện an toàn cháy còn thiếu. Trước mắt có thể tham khảo thực hiện ngay một số nhóm giải pháp cấp thiết để tăng cường về thoát nạn, ngăn cháy lan và trang bị phương tiện PCCC và CNCH theo các nguyên tắc dưới đây: - Thực hiện các giải pháp phòng cháy: đảm bảo an toàn sử dụng điện, hạn chế và quản lý chặt các nguồn gây cháy… -Tăng cường giải pháp thoát nạn: nhà, tầng nhà cần có ít nhất 01 đường thoát nạn an toàn cho người và có các lối ra khẩn cấp, sao cho khi trong nhà xảy ra cháy ở khu vực bất kỳ, thì người trong nhà đều thoát hết được ra ngoài. -Ngăn chặn cháy lan và ngăn chặn khói xâm nhập vào các khu vực gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là các phòng ngủ; không bố trí tầng nhà, phần nhà để ở và các gian phòng ngủ xen kẽ với các khu vực có công năng khác; thực hiện các biện pháp để cô lập các khu vực nguy hiểm cháy (như khu vực để xe, khu vực có tập kết hoặc sử dụng các chất nguy hiểm cháy, ví dụ các khí cháy, chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, hoá chất nguy hiểm cháy nổ, mút xốp, nhựa các loại và các chất cháy tương tự …) sao cho nếu có cháy xảy ra thì, trong một khoảng thời gian nhất định, lửa không lan ra khỏi khu vực này và không từ khu vực này xâm nhập vào khu vực ở, trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng hoặc ngăn cản người sử dụng di chuyển qua đường thoát nạn để đến các lối ra thoát nạn. - Có giải pháp cảnh báo cháy sớm: lắp đặt các hệ thống báo cháy tự động hoặc thiết bị báo cháy cục bộ để có thể phát hiện và báo động cháy ngay từ giai đoạn ban đầu, tăng thời gian thoát nạn cho người. - Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, dụng cụ phá dỡ thô sơ và trang thiết bị bảo vệ cá nhân: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy tự động dạng cục bộ, mặt nạ lọc độc … Nếu có thể nên trang bị hệ thống chữa cháy tự động phù hợp với quy mô và tính chất sử dụng của nhà. Nhóm giải pháp phòng cháy – Đối với việc sử dụng điện: + Rà soát công suất của hệ thống điện trong nhà phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Cần bố trí aptomat làm thiết bị đóng cắt nguồn điện bảo đảm ngắt điện khi có sự cố cháy nổ (nhất nguồn điện sinh hoạt khi có sự cố cháy). + Đường dẫn điện cấp cho phần nhà ở cần được tách riêng với đường dẫn điện cấp cho khu vực sản xuất, kinh doanh. + Mỗi căn hộ hoặc gian phòng ở phải bố trí ít nhất 01 aptomat. + Bảo đảm duy trì nguồn điện cấp cho hệ thống PCCC khi xảy ra cháy, nổ. + Chủ nhà, người thuê, người sử dụng, sinh sống trong nhà, người kinh doanh, sử dụng, vận hành thiết bị có điện trong nhà ở cần có kiến thức cơ bản về an toàn điện (biết sử dụng, tắt, ngắt điện an toàn…). Không để các đồ dùng, vật dụng, chất dễ cháy gần các thiết bị này. Đối với việc sạc xe điện: + Trong quá trình sạc điện phải có người thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nguy cơ khi có sự cố; khuyến cáo không nên sạc điện ban đêm, trường hợp sạc đêm cần có giải pháp kỹ thuật phù hợp để bảo đảm an toàn. Ví dụ: bố trí sạc tại ngoài nhà, hoặc có thiết bị chống cháy nổ khi sạc điện hoặc thiết bị phát hiện nhiệt độ bất thường (kết hợp đèn báo lối). Sạc điện phải sử dụng bộ sạc chính hãng, không tự chế hoặc sử dụng sai quy định của nhà sản xuất. Không sạc pin xe gần bếp lửa, ổ điện bị lỏng… + Các khu vực cho sạc xe điện phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Cần bố trí khoảng cách và lối đi để người sạc theo dõi quá trình sạc. + Cất giữ ắc quy điện và bình ắc quy khi xe sạc xong, hỏng, hết hạn sử dụng ra khỏi khu vực dễ xảy ra cháy nổ. + Không sạc xe điện tại các vị trí kín, bí, ẩm ướt, dễ cháy, gần nguồn nhiệt, ngọn lửa, nguồn lửa, nhà bếp, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Quản lý chặt các nguồn gây cháy: + Không bố trí các khu vực có lửa, nguồn lửa gần các khu vực có chất dễ cháy, khu vực sạc điện, kho chứa hàng, vật tư, nhà bếp, nơi sinh hoạt… + Không để các chất dễ cháy (vải vóc, giấy, nhựa, xốp, mút, hóa chất, nhiên liệu, bình gas…) gần nguồn lửa, nguồn nhiệt, hệ thống điện, nơi thờ cúng, bếp nấu, ổ cắm, aptomat, thiết bị sinh nhiệt, tivi, tủ lạnh, bình nóng lạnh, bàn là, máy sấy tóc… + Không làm trần, vách ngăn, tủ… bằng vật liệu dễ cháy. + Có giải pháp chống cháy lan, chống cháy xuyên tầng, mái, tường nhà, ngăn lửa lan nhanh ra các khu vực khác (biệt cách sử dụng tấm ngăn, vách ngăn, chống cháy…). + Không kết hợp các loại hình kinh doanh dịch vụ khác có tính nguy hiểm cháy cao (ví dụ kinh doanh có sử dụng hoặc tồn trữ các khí cháy, chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, hóa chất nguy hiểm cháy nổ, mút xốp, nhựa các loại và các chất cháy tương tự …) Giải pháp chữa cháy Trường hợp không thể tuân thủ các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn thì nguyên tắc là phải có ít nhất 01 đường thoát nạn an toàn cho người và có các lối ra khẩn cấp. Có thể tham khảo các giải pháp kỹ thuật sau: - Đường thoát nạn an toàn là đường di chuyển an toàn cho người khi có cháy, đảm bảo được chiều sáng, không bị lửa và khói xâm nhập đến mức nguy hiểm cho con người. Đường thoát nạn có thể bố trí là lối ra vào nhà hoặc sảnh tầng, ban công (có thang, bậc thang bảo ra ngoài nhà hoặc có hệ thống cứu nạn, cứu hộ tự thoát (giàn thoát nạn ra ngoài nhà)). Đường thoát nạn cần được bố trí tại các vị trí hợp lý để người trong nhà có thể lựa chọn được hướng thoát nạn thuận lợi (ưu tiên phương án thoát ra ngoài nhà). Đường thoát nạn có thể đi qua các phòng, hành lang, nhà bếp, nhà kho ra ngoài nhà hoặc đi đến các lối tại sảnh chung, hành lang, lối đi bộ trong tòa nhà có giải pháp an toàn như bố trí thiết bị tạo áp, quạt tăng áp, quạt hút khói, đèn chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn hoặc các giải pháp chống cháy lan để đảm bảo an toàn cho người trong nhà đi qua đó để thoát nạn. Nếu có sân chơi, hành lang mái của nhà cao tầng thì đây như một lối thoát nạn, cần có biển chỉ dẫn, đèn chiếu sáng và tổ chức lối thoát nạn xuống các tầng dưới. Khu vực nguy hiểm cháy nổ như bếp, kho, nhà để xe phải được ngăn cách với các khu vực sinh hoạt, ngủ nghỉ của người sử dụng. - Lối ra khẩn cấp: Qua ban công hoặc lối qua các tầng; lối lên sân thượng; cửa sổ mở ra bên ngoài nhà, có gắn thang dây hoặc các biện pháp thoát nạn cá nhân không cần phải có chiều cao khe thoát thấp. Tại tất cả các lối ra khẩn cấp phải đảm bảo an toàn khi sử dụng thoát nạn. Lối ra phải dễ sử dụng, mở được dễ dàng khi có cháy. Có thể sử dụng các cửa dạng kéo lên, trượt sang bên hoặc mở bình thường (có thể kết hợp khóa an toàn lắp các tấm kính quan sát từ ngoài vào, bên trong mở được nhanh). - Đối với các khu vực từ tầng 3 trở lên: Cần có phương án thoát nạn phù hợp (giàn thoát nạn, cầu thang dây, thang mềm, thang tự động…). Có thể bố trí các lối ra khẩn cấp qua các hộ gia đình, nhà ở riêng lân cận có các biện pháp chống cháy lan.Có thể mở cửa thoát nạn ra phía sau nhà, bên hông nhà hoặc nhà bên cạnh có hành lang, ngõ, hẻm, sân, vỉa hè, lối đi ra ngoài nhà. - Đối với các ngôi nhà kết hợp kinh doanh (bán hàng, kho chứa hàng hóa, vật dụng dễ cháy, đặt thiết bị có nguy hiểm cháy nổ), cần bố trí riêng khu vực sinh hoạt, có ngăn cách và giải pháp đảm bảo an toàn cháy, nổ.Có thể bố trí lối ra lên mái nhà, qua nhà bên cạnh nếu có kết nối mái nhà hoặc có sân, sảnh mái (ưu tiên không bị che chắn, có mái che, lan can, có thể tiếp cận xe chữa cháy, cứu nạn…).