Hãy loại bỏ mì chính khỏi bữa ăn của trẻ

Thứ năm - 26/05/2016 08:04 580 0
GS Đỗ Doãn Lợi – Viện trưởng viện Tim mạch Quốc gia khuyến cáo đặc biệt, nếu nhà có trẻ nhỏ, hãy bỏ mì chính ra khỏi tủ bếp. Trẻ em trong độ tuổi phát triển, điều này còn ngăn cản khả năng phát triển chiều cao.

Giáo sư Lợi cho biết trong vô số nguyên nhân gây tăng huyết áp của người Việt thì mì chính thực sự rất nguy hiểm vì nó chứa natri. Khi ăn vào natri sẽ gây háo nước, làm khát nước và người ta phải uống nhiều nước. Khi uống nhiều, nước sẽ thẩm thấu vào mạch máu, tăng thể tích máu và áp lực máu gây ra tăng huyết áp. Theo GS Đỗ Doãn Lợi, nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp có nhiều, như do lối sống lười chuyển động, thói quen ăn uống, lối sống công nghiệp… Nhưng đáng báo động đó là thói quen ăn mặn của người Việt và sử dụng gia vị mì chính.
 

1 80799

Mì chính với tên gọi là chất điều vị còn có mặt trong các loại hạt nêm.

Chính vậy, ông khuyên người dân phải bỏ thói quen ăn nhiều muối và mì chính hàng ngày. Bởi người Việt vốn ăn muối, nước mắm, mắm tôm và những loại gia vị truyền thống đều rất mặn nên ăn thêm mì chính nữa sẽ càng mặn hơn. Theo khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại tỉnh Phú Thọ năm 2012, người dân có thói quen ăn mặn với hàm lượng cao gấp 3 lần so với khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo đó, tiêu chuẩn quốc tế là 5 mg/ngày thì người dân ăn trung bình 12 – 15 mg muối/ngày. Trong đó có một phần lượng muối đến từ mì chính. Thói quen ăn mặn đó khiến sức khỏe của người Việt không tốt, trong đó bệnh lý tăng áp huyết ngày càng cao. Không chỉ là bệnh tăng huyết áp mà nó còn là nguy cơ của hàng trăm bệnh không lây nhiễm và là tiền yếu tố gây đột quỵ nhồi máu cơ tim, căn bệnh đang giết chết hàng nghìn người mỗi năm.

Mì chính ảnh hưởng đến não

Ngoài ra, khi chúng ta sử dụng nhiều mì chính, tăng lượng muối trong cơ thể nó còn làm giảm khả năng hấp thụ canxi gây ra các bệnh thiếu canxi trường diễn và lâu ngày có thể gây ra loãng xương. Giáo sư Lợi khuyến cáo đặc biệt, nếu nhà có trẻ nhỏ, hãy bỏ mì chính ra khỏi tủ bếp. Ở trẻ em trong độ tuổi phát triển, điều này còn ngăn cản khả năng phát triển chiều cao khiến các em không thể phát triển toàn diện được. Hơn nữa nghiên cứu còn cho thấy trẻ em ăn quá nhiều mì chính sẽ khiến tạo ra quá nhiều chất acid aminobutyric trong não gây ức chế sự tiết hormone giải phóng thyrotropin, hormone tuyến cận giáp khiến cho bé gặp phải những vấn đề về tim mạch và có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao.

Nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins cho thấy mì chính có thể gây ra bệnh hen suyễn ở một số cá nhân. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra mì chính có hóa chất excitotoxins gây tổn thương não, hệ thống thần kinh trung ương và khuyến cáo trẻ dưới 2 tuổi không nên dùng. Những người có tiền sử tiểu đường nếu ăn nhiều mì chính làm cho lượng đường huyết tăng, dễ mắc bệnh đái tháo đường hơn. Nó còn là thủ phạm tăng đồng thời 3 căn bệnh nan y là kháng insulin, thừa cân và bệnh chuyển hóa.

Về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng cho rằng mì chính là sản phẩm gia vị có chứa chất điều vị và tất cả các loại chất này đều không tốt cho sức khỏe nhưng người ta vẫn phải dùng nó.

Việc dùng quá nhiều mì chính sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin có trong mì chính, dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn. PGS Thịnh cho biết, nếu ăn nhiều mì chính còn gây ra các triệu chứng như nóng ran sau gáy, choáng váng, nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu… Một bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai cho biết mì chính đánh lừa vị giác của người dùng và ăn nhiều nó có thể gây ra các bệnh lý khác, đặt biệt là liên quan ít nhiều tới bệnh trầm cảm nếu ăn quá nhiều. Người ăn quá nhiều mì chính sẽ có cảm giác căng thẳng, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, ủ rũ, những cơn bốc nóng sau gáy bất thường.

Long Nhật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây