Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương
Các vitamin giúp chống lại virus và chữa lành tác dụng của vaccine Covid-19
Chủ nhật - 05/02/2023 14:293150
Vitamin đã đang đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe con người. Đối với những người có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài sau khi nhiễm COVID-19, và những người khác bị các tổn thương sau khi chích vaccine COVID-19, thì các vitamin nào giúp chữa lành những tổn thương này?
Vitamin D Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ Network Open đã công bố một nghiên cứu cho thấy “Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ nhiễm COVID-19.”
Các thụ thể vitamin D được tìm thấy trên các tế bào miễn dịch trong cơ thể con người. Khi vitamin D liên kết với các thụ thể của tế bào miễn dịch, nó sẽ điều chỉnh sự biểu hiện gen trong các tế bào miễn dịch và ức chế các tế bào viêm thông qua điều hòa gen. Do đó, vitamin D có thể điều chỉnh các bệnh tự miễn, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp. Một nghiên cứu của Israel được công bố trên Thư viện Khoa học Công cộng (PLOS ONE) đã phân tích một số bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong khoảng thời gian từ 07/04/2020 đến 04/02/2021 và phát hiện ra rằng những người bị thiếu vitamin D có tỷ lệ nhiễm bệnh cao gấp 14 lần, mức độ bệnh nghiêm trọng hơn những người không thiếu; và tỷ lệ tử vong là 25% cho những người thiếu vitamin D trong khi chỉ 2.5% cho những người không thiếu. Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, được hấp thụ tốt hơn khi tiêu thụ cùng với thực phẩm có chứa chất béo. Vitamin D được lưu trữ trong các tế bào mỡ sau khi vào cơ thể và được tiết ra từ từ. Thiếu vitamin D đã trở thành một hiện tượng phổ biến do thời gian mọi người ở trong nhà ngày càng nhiều. Hầu hết vitamin D con người nhận được là từ tia nắng mặt trời và chỉ một lượng nhỏ từ chế độ ăn uống. Để có lượng vitamin D đầy đủ, cần có thời gian tắm nắng hợp lý trong 15 phút từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, ăn uống các nguồn thực phẩm dồi dào vitamin D như dầu gan cá, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá kiếm, gan bò và lòng đỏ trứng hoặc bổ sung vitamin D dạng tổng hợp. Tuy nhiên, nếu có bệnh lý về thận hoặc gan, bạn phải thảo luận về liều lượng với bác sĩ trước khi bổ sung vitamin D. Dầu cá Dầu cá có chứa một thành phần quan trọng là acid béo không bão hòa omega-3, có tác dụng chống oxy hóa mạnh, đồng thời có thể ngăn chặn sự liên kết của protein gai SARS-CoV-2 và thụ thể ACE2 trong tế bào. Các protein gai phải liên kết với các thụ thể của tế bào người để làm hỏng các tế bào. Vì vậy, bằng cách ngăn chặn sự liên kết của protein gai, acid béo omega-3 có thể bảo vệ tế bào.
Loại dầu cá thứ nhất là dầu nhuyễn thể và dầu cá tảo nhưng loại này đắt tiền. Cá sản xuất dầu cá bằng cách ăn sinh vật phù du biển, chẳng hạn như nhuyễn thể và tảo. Loại dầu cá thứ hai được chiết xuất trực tiếp từ cá đánh bắt nên là dầu cá hoang dã tự nhiên với ưu điểm là không qua xử lý hóa học. Tuy nhiên, rất khó kiểm soát hàm lượng omega-3 và có nguy cơ bị ô nhiễm bởi nước biển. Loại thứ ba là dầu cá đã qua chế biến. Dầu cá được chế biến và chiết xuất bằng cách sử dụng etanol, và một loại dầu cá đã qua chế biến có gốc (cấu tạo) etanol. Để phù hợp hơn với thiên nhiên, một số nhà sản xuất sẽ thêm một quy trình bổ sung và tái este hóa thành dầu cá triglyceride để hấp thụ tốt hơn. Điều này thường được ghi trên bao bì, vì vậy bạn có thể đặc biệt chú ý đến điều này khi lựa chọn dầu cá.
Vitamin C
Vitamin C, còn được gọi là acid ascorbic, có nhiều chức năng: có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh còi xương, được sử dụng như một chất chống oxy hóa, giảm nhiễm trùng đường hô hấp trên, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm nguy cơ tử vong và ức chế sự nhân lên của virus và vi khuẩn. Bổ sung vitamin C có hiệu quả chống lại virus SARS-CoV-2 và giúp điều trị các triệu chứng COVID kéo dài và các di chứng do vaccine COVID-19. Cơ thể chúng ta không tích trữ vitamin C, vì vậy cần bổ sung vitamin C mỗi ngày, liều lượng mỗi người một khác nhau, có thể tham khảo ý kiến y khoa trước khi bổ sugn vitamin C nhưng không nên tiêu thụ quá 2,000 mg mỗi ngày (vitamin C từ tất cả các nguồn, bao gồm thực phẩm, nước trái cây, thực phẩm bổ sung và thực phẩm chức năng) vì có thể dẫn đến đau bụng và tiêu chảy.
Một quả cam cung cấp khoảng 116% lượng khuyến nghị 60 mg cho người lớn, nhưng có những thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn như dâu tây (136%), cải Brussels luộc (161%), bông cải xanh hấp (205%), ớt chuông đỏ sống (291%), và đu đủ (313%). Dưa lưới (cantaloupe), kiwi, súp lơ luộc, và cải xoăn luộc cũng là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C.
Kẽm có thể ngăn chặn sự nhân lên của virus
Kẽm cũng cực kỳ quan trọng đối với cơ thể chúng ta, vì nó cung cấp cho cơ thể hơn 300 loại enzyme. Các enzyme này rất cần thiết để xúc tác các phản ứng sinh hóa quan trọng khác nhau trong cơ thể chúng ta, và chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho chúng ta khỏe mạnh.
Kẽm có thể xâm nhập vào các tế bào để ngăn chặn sự sao chép và phiên mã của virus SARS-COV-2. Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha so sánh bệnh nhân COVID-19 bị và không bị thiếu kẽm, tỷ lệ tử vong là 21% ở bệnh nhân thiếu kẽm và 5% ở bệnh nhân không thiếu kẽm; và thời gian phục hồi ở bệnh nhân không bị thiếu kẽm nhanh gấp 3 lần so với bệnh nhân bị thiếu kẽm. Chúng ta cũng có thể bổ sung kẽm bằng các loại thực phẩm giàu kẽm như hạt bí, thịt bò, đậu đỏ, ngũ cốc, nấm, hàu,…
Probiotics bảo vệ đường ruột và làm hệ thống miễn dịch mạnh hơn
Vi sinh vật có thể bảo vệ màng nhầy trong ruột, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, biến đổi và hấp thụ thức ăn. Sức khỏe đường ruột bị tổn hại sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến cơ thể không có khả năng chống lại các chất có hại, dẫn đến các bệnh miễn dịch. Do đó, men vi sinh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống miễn. Thêm nữa, sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột cũng rất quan trọng. Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ men vi sinh, chúng ta cũng nên duy trì sự đa dạng để chúng có thể ức chế nhiều vi khuẩn xấu có thể gây nhiễm trùng cho cơ thể.
Thực phẩm dồi dào men vi sinh: dưa chua, kim chi, sữa chua, phô mai, natto, xì dầu, tương. Chú ý, các loại vi sinh nhạy cảm với nhiệt độ cao vì vậy nên bảo quản lạnh hoặc sử dụng trực tiếp, không qua chế biến với nhiệt. Cũng có thể bổ sụng lợi khuẩn từ các loại được tổng hợp sẵn trên thị trường, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi sử dụng.