Bệnh dại và các biện pháp phòng tránh

Thứ tư - 27/06/2018 05:22 513 0
Bên cạnh những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trên đàn vật nuôi, trong những năm gần đây bệnh chó dại, đang có xu hướng quay trở lại và diễn biến phức tạp đặc biệt là vào mùa hè. Đây là bệnh truyền lây giữa người và động vật.
Chỉ tính riêng năm 2017, cả nước có 29 tỉnh, thành phố với trên 60 người bị tử vong do mắc bệnh dại.. Nguyên nhân là do số lượng chó nuôi nhiều, việc quản lý đàn chó nuôi chưa chặt chẽ, tập trung ở những địa phương có đàn chó không được tiêm phòng hoặc tỷ lệ tiêm phòng thấp. Đăc biệt tại các tỉnh miền núi, và vùng đồng bào Dân tộc ít người
 Các trường hợp người bị tử vong hầu hết do không tiêm phòng vắc xin sau khi bị chó nghi dại cắn. Hiện nay cả nước đã có hơn 7,7 triệu con chó được nuôi trong gia đình. Tuy nhiên số chó tiêm phòng chỉ được hơn 2,9 triệu con đạt tỷ lệ 38,5% .
Đây là bệnh do vi rút hướng thần kinh, gây viêm não tủy thể cấp do vi rút lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Vi rút dại có trong động vật máu nóng. Ở nước ta, chó là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu. Người bị chó dại cắn, thường ủ bệnh từ 1-3 tháng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian phát bệnh càng ngắn.
  Nguyên nhân của tình hình trên là:
    -Việc nhận thức của người dân về tác hại của bệnh chó dại còn thấp, Chính quyền ở một số cơ sở thiếu quan tâm. Công tác quản lý chó nuôi bị buông lỏng
    -Việc điều tra số lượng đàn chó để phục vụ công tác  tiêm phòng bệnh dại hằng năm của địa phương không thực tế mà chỉ dựa vào số lượng chó tiêm phòng năm trước để giao chỉ tiêu cho năm sau. Vì vậy tỷ lệ chó được tiêm phòng dại tính trên tổng đàn thực tế là rất thấp. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại tại một số địa phương chưa được thường xuyên, liên tục dẫn đến việc người dân còn chủ quan lơ là.
   - Chó nuôi thả rông, không đeo rọ mõm vẫn còn phổ biến.
   - Lực lượng cán bộ thú y còn mỏng Việc tổ chức tiêm phòng tập trung tại địa nhiều phương còn gặp khó khăn. Có khi nhân viên thú y phải đến từng gia đình để vận động đưa chó ra  tiêm phòng, hoặc tiêm tại nhà
Ở tỉnh ta theo báo cáo của 12 Trạm thú y huyện, thành phố, thị xã tổng đàn chó nuôi có khoảng 155.000 con, tỷ lệ tiêm phòng mới đạt 50%. Với tỷ lệ tiêm phòng như vậy thì việc phát sinh bệnh dại trên đàn chó và nguy cơ chó dại cắn người là rất cao.
Hiện tại thời tiết đã bước vào mùa hè đây là thời điểm bệnh dại dễ bùng phát; để phòng, chống bệnh dại, mỗi hộ gia đình, người dân cần hiểu rõ tính chất nguy hiểm của bệnh, tự giác đưa chó đi tiêm vác xin theo lịch tiêm phòng bệnh dại hằng năm của Cơ quan chuyên môn. Và tiêm phòng bổ sung cho đàn chó mới mua về, nhưng chưa được tiêm phòng. Thường xuyên cập nhật các thông tin, tuyên truyền về diễn biến tình hình bệnh dại, cách nhận biết chó, mèo nghi mắc bệnh dại và các biện pháp phòng chống.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ đàn chó nuôi tại gia đình, và có sổ theo dõi, khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây xích, đeo rọ mõm và có người dắt.
- Nuôi chó phải khai báo với Chính quyền và thực hiện việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo theo hướng dẫn của cơ quan thú y, thường xuyên quét dọn vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi chó mèo, định kỳ phun thuốc sát trùng.
- Súc vật bị dại, nghi bị dại phải khai báo kịp thời cho chính quyền và cơ quan thú y để dược xử lý kịp thời theo quy định,.
- Vi rút dại xâm nhập vào cơ thể người khi đã phát bệnh và lên cơn thì không có thuốc điều trị kể cả người và động vật, tỉ lệ chết 100%.
     Người bị chó, mèo cắn phải xử lý vết cắn ngay tại chỗ bằng cách rửa bằng xà phòng dưới vòi nước máy sau đó đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn điều trị dự phòng, tuyệt đối không chữa bằng thuốc nam.
      Trên đây là tác hại của bệnh dại và các biện pháp phòng ngừa, rất mong được sự quan tâm của các cấp Chính quyền, sự ủng hộ của các gia đình nuôi chó và sự chung tay của cộng đồng, để công tác phòng chống  bệnh dại được hiệu quả.
Thạc sỹ Nguyễn Minh Đức
                 Phó Chi cục trưởng Chi cục thú y Hải Dương
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây