5 nguyên tắc phòng ung thư

Thứ năm - 04/11/2021 21:57 438 0
Dân gian có câu nói “Bệnh từ miệng vào”. Quả thực, để phòng bệnh thì việc ăn uống quyết định phần lớn, trong đó có phòng bệnh ung thư.
Các nguyên tắc ăn uống phòng ung thư như sau:
1. Ăn nhiều thực vật
Mặc dầu khả năng phòng ngừa ung thư của thực vật vẫn đang tiếp tục được  nghiên cứu nhưng theo một số nghiên cứu cho thấy, những người ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp chống lại ung thư. Hầu như các loại thực vật đều chứa các chất chống lại ung thư, bao gồm:
- Các carotenoid bao gồm cả beta carotene -  tiền tố vitamin A, loại vitamin được chứng minh hoạt tính  chống ung thư rất mạnh.
- Các phenolic có nhiều trong thảo mộc, rau mùi, trái cây, trà, gia vị cay.
- Các hợp chất organosulfur được tìm thấy trong các loại rau họ cải và rau họ Allium như tỏi, tỏi tây, hành tây.
- Chất xơ, loại hợp chất đặc biệt của thực vật, giúp phòng ung thư các bệnh về tiêu hóa, giảm mỡ bụng, giảm cholesterol, đường huyết, từ đó cũng hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh ung thư.
Tuy nhiên, cũng còn một số loại thực vật vẫn còn tranh cãi về khả năng chống ung thư hay là nguyên nhân gây ung thư như đậu nành.
TRÀ XANH
Chất dinh dưỡng thực vật trong chiết xuất trà xanh là một trong những chất tự nhiên có thể chống ung thư mà không làm tổn thương cơ thể. (Ảnh: KMNPhoto/ Shutterstock)

2. Giảm thịt động vật
Ai trong chúng ta cũng khó cưỡng lại các món ăn thơm ngon từ thịt động vật, nhưng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chế độ ăn uống nhiều thịt hơn rau củ làm tăng khả năng ung thư ở mọi vị trí.
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm thấy trong các loại thịt đỏ (thịt của động vật có vú như bò, lợn, dê, cừu…) có chứa một loại đường là Neu5Gc làm tăng khả năng viêm, từ đó kích hoạt sự hình thành và phát triển một số loại ung thư.
Thêm nữa, khi chế biến thịt, các amino acid trong thịt dễ dàng phản ứng với chất béo có sẵn trong thịt hoặc trong dầu ăn tạo thành acrylamid, một chất gây ung thư.
3. Ăn uống đa dạng
Hãy ghi nhớ nguyên tắc: “Không có chất độc (hay chất bổ), chỉ có ngưỡng độc (hay ngưỡng bổ)”, được hiểu rằng nếu ăn quá nhiều thực phẩm nào đó được cho rằng bổ thì sẽ gây độc, và những thực phẩm được cho rằng độc hại nếu chỉ ăn chút ít cũng không gây bệnh.
Theo khoa học hiện đại, ung thư là sự tổ hợp của nhiều đột biến. Các đột biến này giúp tế bào ung thư chống lại cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nhưng lại có hàng trăm ngàn cách tổ hợp đột biến để thành ung thư.
Nếu chỉ ăn uống một hoặc một vài loại nhất định thực vật nào đó chúng ta sẽ giảm đi số loại hoạt chất phòng ung thư.  Vì thế, ăn uống đa dạng sẽ giúp chúng ta tích lũy được nhiều loại hoạt chất phòng ung thư, chống lại các loại tổ hợp đột biến.
4. Giảm đồ ăn được chế biến bằng cách chiên, xào, nướng, áp chảo
Các món ăn được chế biến bằng phương pháp sốc nhiệt thường thơm ngon khó cưỡng, nhưng từ lâu chúng đã được chứng minh là tăng khả năng ung thư cho con người, kể cả người tiêu thụ lẫn người chế biến.
5. Không ăn uống quá dư năng lượng
Việc ăn uống dư năng lượng không chỉ gây hại cho cơ thể mà năng lượng dư còn được chuyển hóa thành mỡ và đường, các chất gây bệnh mãn tính như béo phì – căn bệnh được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư.
Rất nhiều các nghiên cứu ở các cộng đồng khác nhau trên thế giới đã chứng minh rằng tỷ lệ ung thư ở mọi vị trí của những người thừa cân bao giờ cũng cao hơn những người bình thường hoặc gầy.
Để biết bản thân có thừa cân hay không, hãy làm theo cách sau:
Trước hết, hãy tính tỉ số BMI của cơ thể theo công thức:
BMI = khối lượng cơ thể (kg)/ bình phương chiều cao (m)
Nếu BMI từ 25 đến 30 là bị thừa cân, trên 30 là béo phì.
Ngoài những nguyên tắc về ăn uống thì con người cũng cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Giữ tâm trạng thoải mái, không quá lo lắng về an toàn thực phẩm, mà hãy quan tâm đến thói quen ăn uống.
- Cố gắng thay đổi thói quen ăn uống.
Theo một số tài liệu, 10 chất tự nhiên sau đây đã được chứng minh là tác nhân phòng ngừa hóa học hiệu quả nhất trong chế độ ăn uống chống lại các CSC:
  1. Epigallocatechin-3-gallate (EGCG): Chiết xuất trà xanh
  2. Curcumin: Polyphenol (hóa chất thực vật có đặc tính chống oxy hoá) chính trong củ nghệ
  3. Resveratrol: Một hoá chất thực vật được tìm thấy trong nho, đậu phộng, hà thủ ô Nhật Bản
  4. Lycopene: Một loại carotenoid (sắc tố thực vật) màu đỏ được tìm thấy trong dưa hấu, bưởi hồng và cà chua
  5. Chiết xuất từ ​​quả lựu
  6. Luteolin: Một loại flavonoid (hợp chất thứ cấp thực vật có đặc tính chống oxy hoá) được tìm thấy trong ớt và các loại rau xanh khác nhau
  7. Genistein: Một hoá chất thực vật được tìm thấy trong đậu nành, cỏ ba lá đỏ và cà phê
  8. Piperine: Một hoá chất thực vật được tìm thấy trong hạt tiêu đen
  9. β-carotene: Một loại carotenoid màu cam được tìm thấy trong các loại rau khác nhau
  10. Sulforaphane: Một hoá chất thực vật lưu huỳnh được tìm thấy trong các loại rau họ cải
Nguyễn Cao Luân
 
 Từ khóa: PHÒNG UNG THƯ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây