Phòng chống bệnh gia súc, gia cầm vụ xuân 2024

Thứ hai - 26/02/2024 02:19 116 0
Theo báo cáo, tình hình sản xuất chăn nuôi tỉnh Hải Dương tính đến thời điểm 31/12/2023 phát triển tăng trưởng ổn định.
Số lượng, sản lượng sản phẩm gia súc, gia cầm, tổng đàn trâu đạt 5.450 con; tổng đàn bò đạt 14.450 con; tổng đàn lợn đạt: 436.780 con tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó: đàn lợn nái, đực giống là 42.500 con, đàn lợn thịt và lợn con theo mẹ: 394.280 con); tổng đàn gia cầm đạt 16,709 triệu con tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó: đàn gà: 12,330 triệu con; đàn vịt, ngan: 2,8 triệu con; các loài gia cầm khác: 1,5 triệu con). Sản lượng các loại thịt hơi xuất chuồng năm 2023 đạt 142.500 tấn (trong đó, sản lượng thịt trâu bò đạt 2.650 tấn; thịt lợn đạt 67.860 tấn tăng 7,3%; thịt gia cầm đạt 71.500 tấn tăng 7,9%). Sản lượng trứng gia cầm (tính cả sản lượng trứng chim cút) đạt 621.071.000 quả trứng tươi.
khu doc tieu trung
Thực hiện tốt công tác khử độc tiêu trùng để phòng chống bệnh trên gia súc, gia cầm.

Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được giám sát chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả tạo điều kiện để phát triển sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 03 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi. Thêm nữa, thời tiết trong vụ xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển, trong đó có dịch cúm, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch số 26/SNN-KH-CNTY ngày 05/01/2024 về phát triển sản xuất chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024. 
  Theo đó, cần quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi, nắm chắc tổng đàn gia súc, gia cầm, các đối tượng vật nuôi, diễn biến thị trường, trên cơ sở đó định hướng phát triển các đối tượng nuôi phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu; Công tác thúc đẩy phát triển sản xuất chăn nuôi phải phù hợp với quy định của Luật Chăn nuôi, Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2045 theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ tích hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp theo Quyết định số 1639/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật phải chủ động, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành; có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở và cả hệ thống chính trị. 
   Triển khai thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đảm bảo nhanh gọn, an toàn và hiệu quả: Vụ Xuân tiêm phòng chính vụ từ 25/3/2024 đến 10/5/2024; Vụ Thu tiêm phòng chính vụ từ 25/9/2024 đến 10/11/2024. Ngoài 2 đợt tiêm chính trên, hàng tháng các địa phương tổ chức tiêm phòng bổ sung cho những gia súc, gia cầm phát sinh.
Theo Thông báo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE/WOAH) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) từ đầu năm 2023 đến hết tháng 01/2024 tổng cộng đã có 8.850 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) do các chủng vi rút CGC A/H5 gây ra. Đặc biệt, tại Căm-pu-chia trong năm 2023 đã có 06 người bị nhiễm vi rút CGC A H5N1 (trong đó có 04 ca tử vong); từ đầu năm 2024 đến nay, diễn biến dịch bệnh CGC tại quốc gia này vẫn tiếp tục phức tạp, đã có 04 người nhiễm CGC A/H5N1 (trong đó có 01 ca tử vong) tại một số tỉnh biên giới giáp với nước ta. Tại Việt Nam, trong năm 2023 cả nước đã xuất hiện 20 ổ dịch CGC A/H5N1 tại 17 huyện của 11 tỉnh, thành phố với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 36.606 con; trong các tháng đầu năm 2024 đã xảy ra các ổ dịch CGC A/H5N1 tại các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Tiền Giang và Long An với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy bắt buộc là trên 6.600 con gây ra dịch bệnh trên gia cầm.
     Trước tình hình đó, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Công văn số 558/UBND-VP ngày 21/02/2024 giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương chủ động kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh cúm gia cầm, đặc biệt không để xảy ra trường hợp nhiễm, tử vong vì bệnh cúm gia cầm trong thời gian tới giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Năm 2024, ngành chăn nuôi Hải Dương phấn đấu giá trị sản xuất tăng từ 3,5% trở lên so với năm 2023. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 30% giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp. Tổng đàn trâu bò của toàn tỉnh phấn đấu đạt 20.500 con, đàn lợn đạt 450.000 con, đàn gia cầm đạt 16,8 triệu con và phấn đấu sản lượng thịt gia súc, gia cầm đạt 145.250 tấn. Trong đó, thịt lợn 70.900 tấn, thịt gia cầm 71.900 tấn, thịt trâu bò 2.700 tấn.
     Nguyễn Minh Đức
Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Hải Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây