Nguyên tắc sử dụng vắc xin cho vật nuôi

Thứ tư - 16/03/2022 16:42 702 0
Theo Kế hoach số 21/ KH- SNN- CNTY ngày 7/01/2022 về việc phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vât năm 2022 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, lịch tiêm phòng vụ Xuân sẽ được bắt đầu từ ngày 12 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 2022. Đối tượng tiêm phòng là toàn bộ đàn gia súc, gia cầm trong diện phải tiêm đang được nuôi tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.
Để làm tốt công tác tiêm tiêm phòng tạo miễn dịch khép kín cho đàn vật nuôi, chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh đã đưa ra một số kỹ thuật bảo quản và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi.
Như chúng ta đã biết, vắc xin là chế phẩm sinh học, chứa các mầm bệnh đã bị làm yếu hay làm chết, sau khi tiêm vào cơ thể nó kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại mầm bệnh (còn gọi là miễn dịch). Mỗi loại bệnh thì có một loại vắc xin riêng cho bệnh đó hiệu quả của vắc xin còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như tính tương đồng của vc xin, cách bảo quản, kỹ thuật tiêmđối tượng được tiêm phòng.
Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp: < 0 độ C (đối với vắc xin sống), từ 2 – 8 độ C (đối với vắc xin chết) khi vận chuyển, cần giữ trong điều kiện  nhiệt độ thích hợp cho từng loại vắc xin, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và phải có thùng bảo ôn phích đá để bảo quản, trong suốt quá trình vận chuyển.
Khi dùng vắc xin cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau: 
- Xác định đối tượng cần phòng bệnh để chọn vắc xin sử dụng cho phù hợp
- Thực hiện việc phòng bệnh hàng năm, đối với vùng có ổ dịch cũ vùng có bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa và các vùng có nguy cơ.
- Khi vận chuyển gia súc đi nơi khác nên tiêm phòng trước 15 – 20 ngày nếu nhập con giống từ nơi khác về  phải theo dõi tiêm phòng  và sau 20 –25 ngày mới cho nhập đàn.
- Vắc xin phòng bệnh nào thì chỉ được dùng cho loại bệnh đó.
- Tình trạng sức khỏe của vật nuôi, điều kiện ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vắc xin chỉ sử dụng vắc xin khi vật nuôi khỏe mạnh tùy loại vắc xin  thời gian cơ thể sẽ tạo được miễn dịch sau khi tiêm là khác nhau. Lưu ý, trong thời gian đầu  vật nuôi chưa có miễn dịch đầy đủ nên vẫn có thể phát bệnh. 
- Cần sử dụng liều lượng vắc xin đúng theo chỉ định của nhà sản xuất,  tuỳ loại vắc xin động vật cảm nhiễm và tình hình dịch tễ mà số lần sử dụng khác nhau, có loại chỉ dùng 1 lần đã đủ miễn dịch cho con vật, một số vắc xin cần dùng nhắc lại hai hoặc nhiều lần.
          - Trước khi sử dụng, người chăn nuôi phải kiểm tra các thông số ghi trên nhãn như: tên vắc xin, số lô, số liều sử dụng, ngày sản xuất, số kiểm nghiệm xuất xưởng, thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản. Một số dấu hiệu khác thường của lọ vắc xin: nút chai bị hở, lỏng, tem bị rách, lọ chứa có vết rạn nứt. Ngoài ra, cần để ý đến màu sắc, kết cấu, có bị vón không, có vật lạ không, nếu khi lắc lọ vắc xin chia thành 2 lớp là đã bị hư hỏng. 
          - Khử trùng các dụng cụ dùng để đựng, pha chế vắc xin bằng cách hấp hoặc luộc không được rửa bằng thuốc sát trùng. Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời.
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng vắc xin:
- Đường đưa vắc xin: Tùy theo từng loại vắc xin theo hướng dẫn của cơ quan Thú y. Gồm Tiêm dưới da; Tiêm bắp thịt; Phun sương, nhỏ mắt, mũi, miệng và chủng màng da đối với vắc xin đậu.
- Phản ứng sau khi dùng vắc xin: Sau khi dùng vắc xin vật nuôi có thể bị phản ứng do các chất phụ trợ trong vắc xin hoặc cơ thể đang ủ bệnh. Các phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm là sưng nóng, đau… nhưng sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Khi có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nước nóng tại vị trí tiêm, trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây apxe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh. 
-  Xử lý vắc xin thừa: Tất cả vắc xin thừa sau mỗi ngày tiêm cần tập trung lại và tiêu hủy dùng nhiệt hoặc hóa chất các dụng cụ tiêm hoặc nhỏ vắc xin phải rửa sạch và sát trùng ngay. 
-  Sổ ghi chép: Lập sổ theo dõi, ghi chép đầy đủ ngày dùng, tên, số lô trạng thái và hạn sử dụng của vắc xin; tình trạng sức khoẻ của vật nuôi trước và sau khi sử dụng vắc xin. Chúc bà con chăn nuôi thành công
                                            Nguyễn Minh Đức
Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Hải Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây