Ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ ba - 28/05/2024 15:41 126 0
Để tăng cường bảo đảm an toàn vệ sinh toàn thực phẩm, Sở Công thương tỉnh Hải Dương đã ban hành văn bản số 1319/SCT-KTATMT ngày 22/5/2024 đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các đơn vị quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực ngành Công Thương thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Theo đó, Sở Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tổ chức tập huấn, huấn luyện kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ cho chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; Chỉ sử dụng các nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất sứ, nhãn mác rõ ràng; Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại cơ sở.
Đối với đơn vị quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản và kinh doanh thực phẩm; Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, rà soát các sản phẩm hàng hóa kinh doanh tại đơn vị đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, có tem nhãn rõ ràng, đảm bảo chất lượng; Tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra hoặc xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm tại đơn vị (nếu có).
UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, trong đó tập trung phổ biến về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, những nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ; vệ sinh cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; việc sử dụng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm an toàn, chất lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đồng thời, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định. Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến tuyên truyền các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm theo Kế hoạch, trong đó tập trung cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng phương án, lực lượng, thuốc và trang thiết bị sẵn sàng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm. Hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.
Vũ Minh Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây