Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số của tỉnh Hải Dương

Thứ hai - 21/03/2022 00:58 399 0
Để thay đổi tư duy, phương thức, quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm thực hiện kịp thời, hiệu quả các chương trình về Chuyển đổi số của quốc gia, cũng như mục tiêu,kế hoạch của tỉnh đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Dương đề ra hai mục tiêu quan trọng là:
1. Phát triển kinh tế số mang lại cơ hội sản xuất kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hình thành xã hội số.
2. Từng bước xây dựng, phát triển kinh tế số, xã hội số thực sự trở thành động lực quan trọng, quyết định thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh  doanh; nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và đời sống của người dân theo hướng phát triển xanh, chuyển đổi số.
Về phát triển kinh tế số: Tỷ lệ đóng góp của tổng các cấu phần kinh tế số vào GDP đạt 11,5%; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 3,5%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30%; Tỷ lệ hóa đơn điện tử đạt 100%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%; Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử đạt 10%; Tỷ lệ sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao của tỉnh được đưa lên sàn thương mại điện tử đạt 100%.
bìa 1
Trung tâm IOC Hải Dương.

Về phát triển xã hội số: Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 75%; Tỷ lệ dân số được phủ sóng di động 5G đạt 8%; Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 85%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử đạt 90%; Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử được đào tạo kỹ năng số đạt 100%; Bước đầu triển khai xây dựng thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn là đô thị thông minh.
Trong thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển kinh tế số và xã hội số trong xã hội, tới từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình và từng người dân về phát triển kinh tế số và xã hội số với các hình thức phù hợp khác nhau.
Về phát triển hạ tầng số: - Tăng cường xây dựng, nâng cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin để phủ sóng thông tin di động, Internet đến tất cả các vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh; Triển khai thí điểm và nhân rộng mạng viễn thông 5G;  Nâng cấp mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước các cấp; Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet tỉnh Hải Dương sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6). Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của tỉnh sử dụng tên miền quốc gia (.vn); Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin cho Chính quyền điện tử và Đô
thị thông minh; Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Hải
Dương; Xây dựng Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng (SOC); Phát triển các hệ thống dùng chung trong phạm vi tỉnh, để tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu ;Thực hiện nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh đảm bảo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến; Xây dựng Trang thông tin điện tử chuyên biệt

về xúc tiến đầu tư của tỉnh.
Về phát triển nền tảng và dữ liệu số: Triển khai nền tảng trao đổi định danh và
ác thực điện tử trên địa bàn tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả phục vụ giao dịch điện tử giữa người dân với cơ quan nhà nước và các giao dịch điện tử dân sự khác một cách dễ dàng, đơn giản, tiện lợi; Xây dựng Cổng dữ liệu mở của tỉnh; tổ chức quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ; đồng thời tiếp tục phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu để người dân, doanh nghiệp cùng khai thác, sử dụng.
Về phát triển doanh nghiệp số: Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan; hỗ trợ việc đăng
ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường;  Hỗ trợ doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận với mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và các công nghệ mới; Thu hút đầu tư Trung tâm công nghệ cao/Trung tâm đổi mới sáng tạo của tỉnh; Hỗ trợ việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình, sản phẩm ứng dụng công nghệ số mới trên địa bàn tỉnh; Khuyến khích phát triển các nhóm doanh nghiệp công nghệ số chủ đạo; Hỗ trợ tối thiểu 01 - 02 doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh phát triển một số sản phẩm số trọng điểm tại địa phương; 
Thu Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây