Theo tổ chức này, những nghiên cứu hiện tại cho thấy thành phần cấu tạo đặc biệt của những vật liệu nano có thể dễ dàng xâm nhập vào da và các tế bào của con người hơn những vật thể lớn, dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe và môi trường trong đó có ung thư phổi, tác hại tới hệ thần kinh và các chức năng kháng khuẩn của con người, phá hoại hệ sinh thái.
Mặc dù vậy, những vật liệu nano thiết kế vẫn đang hàng ngày được thải ra các bãi rác và được xử lý cùng với rác thải thông thường mà không có biện pháp hay cảnh báo đặc biệt nào. Trong khi đó, hệ thống xử lý nước thải chưa được trang bị bộ phận lọc những hạt nano nhỏ ở mức 1/1.000.000mm này.
Vật liệu siêu nhỏ đang ngày càng góp phần quan trọng trong cải tiến các sản phẩm thường ngày, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống nhưng cũng còn quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời liên quan tới những nguy cơ mà một số vật liệu này có thể gây ra đối với đời sống và môi trường. Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu cụ thể để phân loại và định lượng những vật liệu nano có trong các nguồn rác thải, điều gì diễn ra trong quá trình phân hủy những rác thải này, những ảnh hưởng của các loại rác thải chứa vật liệu nano và những biện pháp đảm bảo an toàn đối với những công nhân làm việc tại các trạm xử lý tái chế rác thải. Ngoài ra, sẽ cần cải tiến hệ thống xử lý rác thải phù hợp hơn cho những vật liệu này.
Công nghệ nano được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Với kích thước nhỏ gần bằng nguyên tử, vật liệu nano thiết kế thường được sử dụng trong các sản phẩm mang tính đột phá. Số lượng sản phẩm có sử dụng những vật liệu này đã tăng gấp 5 lần trong giai đoạn từ 2006-2011, trong các sản phẩm như lốp xe, vợt tennis, pin điện thoại thông minh, chất khử mùi hay thậm chí là dầu xả tóc.
Việt Huy
Ý kiến bạn đọc