Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương
Tổng hợp những nghiên cứu khoa học và tác dụng của cây chùm ngây
Thứ ba - 30/04/2019 20:306420
Chùm ngây là một trong những loại dược liệu quý hiếm được trồng và sử dụng phổ biến trên thế giới có giá trị dinh dưỡng và y học quý giá. Bài viết dưới đây sẽ cụ thể hơn về thành phần dược học và tác dụng của chùm ngây qua các công trình nghiên cứu khoa học.
Cây chùm ngây hiện đang được 80 quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước tiên tiến sử dụng rộng rãi trong các ngành: Dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, giải khát. Một số nước đang phát triển đã tận dụng chùm ngây trở thành dược liệu quý trong điều trị bệnh hiểm nghèo, thực phẩm chức năng.
Chùm ngây là thực phẩm đa dụng, hữu ích, đã được nghiên cứu khá nhiều về hoạt tính dược dụng, giá trình dinh dưỡng và công nghiệp. Các công trình nghiên cứu về cây chùm ngây chủ yếu được thực hiện tại Châu Phi, Ấn Độ, Philipine,… Tính đa dụng của cây chùm ngây Đại học nông nghiệp Falsalabad, Pakistan cho nghiên cứu rộng rãi về giá trị của cây chùm ngây, cho biết cây chùm ngây không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng mà còn là nguồn dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Các bộ phận của cây chùm ngây mang lại nguồn dinh dưỡng cao, bao gồm: Khoáng chất, chất đạm, vitamin, acid amin, các hợp chất phenolics,… Hoạt tính kháng nấm gây bệnh của cây chùm ngây Một nghiên cứu khoa học về cây chùm ngây tại Đài Bắc, Đài Loan cho biết dịch chiết chùm ngây bằng ethanol có các hoạt tính diệt nấm gây bệnh. Các phân tích hóa học đã tìm ra lá cây chùm ngây có tới 44 hoạt chất. Công dụng của cây chùm ngây trong hoạt động cholesterol và lipid máu Nghiên cứu của trường Đại Học Baroda (Ấn Độ) đã thử nghiệm: Cho thỏ ăn chùm ngây (200gam/ngày) hoặc uống lovastatin trộn trong hỗn hợp thực phẩm có tính tạo cholesterol cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả thử nghiệm thu được là thỏ ăn chùm ngây có tác dụng hạ cholesterol phospholipid trong máu. Ngoài ra, chùm ngây còn có thêm tác dụng tăng sự thải loại cholesterol qua phân. Hoạt tính trong chùm ngây có tác dụng chống co giật, chống sưng, lợi tiểu Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật tạ Guatamala City đã tìm ra dịch trích bằng nước nóng của rễ, thân, lá cây chùm ngây có hoạt tính dược học. Những hoạt tính này đã được thử nghiệm qua chuột, hoạt tính chống co giật được thử nghiệm trên chuột cô lập, hoạt tính chống sưng được thử nghiệm qua chuột bị sưng phù nề và tác dụng lợi tiểu với lượng nước tiểu thu được khi chuột được nhốt trong lòng. Tác dụng ngừa thai của rễ cây chùm ngây Nghiên cứu khoa học về rễ cây chùm ngây tại trường Đại học Jiwai (Ấn Độ), hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai được ghi nhận trên chuột bị cắt bỏ buồng trứng, cho uống nước chiết rễ cây chùm ngây. Hoạt tính estrogenic được minh chứng bằng sự kích thích hoạt động mô tế bào tử cung. Khi cho chuột uống nước chiết rễ cây chùm ngây chung với estradiol dipropionate (EPD) thì có hiện tượng giảm trọng lượng tử cung, trong khi đó nếu chỉ cho chuột uống (EPD) thì lại có hiện tượng tăng trọng lượng tử cung. Kết quả này cho thấy tác dụng ngừa thai của rễ cây chùm ngây là do yếu tố phối hợp với estradiol dipropionate. Hoạt tính kháng sinh của hạt chùm ngây Đại học dược K.L.E.S (Ấn Độ) cho biết, sau khi thực hiện nghiên cứu đã phát hiện một số hoạt chất kháng sinh rất mạnh trong hạt chùm ngây. Hợp chất này có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh. Tác dụng lọc nước của hạt chùm ngây Một số nghiên cứu đã chỉ ra hạt chùm ngây có chứa một số hợp chất đa điện giải tự nhiên được dùng làm chất kết tủa trong nước. Kết quả thử nghiệm và ứng dụng rộng rãi trong thực tế tại vùng nông thôn nghèo của Ấn Độ.