“Gậy cảnh báo vật cản cho người mù” của học sinh lớp 10

Thứ năm - 13/06/2019 07:27 1.769 0
Em Nguyễn Khoa Đăng, học lớp 10, Trường THPT Vĩnh Kim (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa sáng tạo thành công “Gậy cảnh báo vật cản cho người mù” rất tiện dụng. Chiếc gậy này góp phần hỗ trợ cho người khiếm thị có nhiều thuận lợi hơn khi di chuyển trên đường.
image001
Em Khoa và cây gậy do mình sáng tạo ra
Hàng ngày, trên đường đi học nhìn thấy người khiếm thị gặp một số khó khăn, bất tiện trong đi lại (người khiếm thị thường sử dụng cây gậy gỗ làm vật dò đường), em nảy sinh ý tưởng sáng tạo ra sản phẩm “Gậy cảnh báo vật cản cho người mù” nhằm hỗ trợ cho người khiếm thị có nhiều thuận lợi hơn khi di chuyển trên đường, hạn chế va chạm cũng như tránh được những rủi ro do vật cản gây ra.
Chiếc gậy này có cấu tạo đơn giản, tác giả sử dụng các vật dụng dễ tìm, dễ mua (ống nhựa, co nhựa, còi báo) và tận dụng một số dụng cụ đã qua sử dụng (cảm biến quang, khai pin, công tắc) để giúp hạ giá thành.
Gậy cảnh báo vật cản được làm bằng ống nhựa Ø21 (mm), thân gậy có chiều cao khoảng 1 mét, tay nắm dài 30 cm (lắp song song với mặt đất) liên kết với thân bằng chữ T21, đầu hướng về phía trước có lắp một cảm biến quang. Thân gậy có lắp hộp điều khiển gồm: khay pin (sử dụng khay pin 9 V - tận dụng thiết bị điều khiển đồ chơi của trẻ em), công tắc, rờ-le, còi báo và dây điện đấu với cảm biến quang.
Về vận hành, khi người khiếm thị sử dụng gậy cảnh báo vật cản để dò đường, do cảm biến quang hướng về phía trước nên khi gặp vật cản, tín hiệu sẽ truyền về cho rờ-le ra lệnh đóng công tắc làm còi báo kêu lên. Khi đó, người khiếm thị biết có vật cản phía trước nên sẽ dừng lại hoặc tiếp tục dò đường để di chuyển theo hướng khác. Do không còn vật cản phía trước nên cảm biến quang truyền tín hiệu cho rờ-le mở công tắc làm còi ngừng kêu.
Cảm biến quang này có thể dò được vật cản phía trước với khoảng xa trên 2 mét.Em Nguyễn Khoa Đăng cho biết, “Gậy cảnh báo vật cản cho người mù” có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ (khoảng 50.000 đồng), thao tác dễ. Tuy nhiên, sản phẩm này cũng có một số nhược điểm mà tác giả sẽ tiếp tục hoàn thiện thêm một số chi tiết như: lắp thêm cảm biến quang trên thân gậy để dò vật cản ở tầm thấp (sát mặt đất); đồng thời, lắp đèn LED trên thân gậy để người và phương tiện có thể nhận ra từ xa khi người khiếm thị di chuyển vào ban đêm.
Huỳnh Thu Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây